TP.HCM: Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV hoạt động ngày 10/2

TP.HCM: Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV hoạt động ngày 10/2

Theo kế hoạch, bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường bệnh sẽ đi vào hoạt động vào ngày 11/2/2020 với 2 cơ sở điều trị tại huyện Củ Chi và Nhà Bè.

Tuy nhiên, trong ngày 8/2 lãnh đạo Sở Y tế, bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM cùng Bộ tư lệnh TP.HCM đã kiểm tra công tác chuẩn bị tại hai nơi này. Sau khi kiểm tra tình hình thực tế, công tác chuẩn bị giường bệnh, nhu yếu phẩm, thuốc men trong điều trị (đã hoàn thành 80%) các đơn vị trên thống nhất sẽ đưa Bệnh viện dã chiến vào hoạt động ngày 10/2/2020.

Bộ Tư lệnh TP.HCM sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai Khu cách ly tập trung của TP.HCM tại Bệnh viện dã chiến ở ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

Sở Y tế TP.HCM là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng bộ khung quản lý tại khu cách ly tập trung, xây dựng quy trình tiếp nhận, quy trình tổ chức hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện Nhiệt đới chịu trách nhiệm chính về bộ khung quản lý và vận hành các quy trình tiếp nhận, quy trình tổ chức điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Về nguồn nhân lực tham gia vận hành bệnh viện dã chiến, trong giai đoạn đầu, Bệnh viện  Nhiệt Đới TP.HCM sẽ chịu trách nhiệm chính về nhân lực chuyên môn cho bệnh viện dã chiến, nhân lực phục vụ ngoài chuyên môn sẽ do Bộ Tư lệnh TP.HCM điều động.

Sở Y tế TP.HCM là đơn vị chịu trách nhiệm điều động các bác sĩ, điều dưỡng tại các bệnh viện tuyến quận, huyện qua hỗ trợ, làm việc tại bệnh viện dã chiến tùy thuộc vào tình hình diễn biến của dịch nCoV trên địa bàn TP.HCM.

Bệnh viện dã chiến cách ly và điều trị bệnh nhân nhiễm virus nCoV tại TP.HCM có 2 cơ sở.

Cơ sở 1 tại Trường Quân sự TP.HCM (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi), gồm 300 giường bệnh và phải có ít nhất 20 giường hồi sức tích cực.

Cơ sở 2 tại số 25 đường Phạm Thị Quy, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, gồm 200 giường bệnh và phải có ít nhất 10 giường hồi sức tích cực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.