Top 10 quốc gia đáng sống và “đáng chán” nhất thế giới

Đánh giá dựa trên chỉ số phát triển con người, thu nhập bình quân, tuổi thọ trung bình và số năm học dự kiến của mỗi quốc gia

Top 10 quốc gia đáng sống và “đáng chán” nhất thế giới

Top 10 quốc gia đáng sống nhất

10. Đan Mạch

Chỉ số phát triển con người: 0,900
Thu nhập bình quân đầu người: 42.880 USD (đứng thứ 16 trong số các nước đứng đầu)
Tuổi thọ trung bình: 79,4 tuổi (đứng thứ 34)
Số năm học dự kiến: 16,9 năm (đứng thứ 10)

Đan Mạch còn là một trong những nước bình đẳng nhất trên thế giới, với gần 40% thành viên quốc hội là nữ

Đan Mạch còn là một trong những nước bình đẳng nhất trên thế giới, với gần 40% thành viên quốc hội là nữ

9. Singapore

Chỉ số phát triển con người: 0,901
Thu nhập bình quân đầu người: 72.371 USD (đứng thứ 4)
Tuổi thọ trung bình: 82,3 tuổi (đứng thứ 6)
Số năm học dự kiến: 15,4 năm (đứng thứ 39)

Singapore là đất nước đáng để sống nhất ở châu Á và cũng là một trong những nước giàu nhất thế giới
Singapore là đất nước đáng để sống nhất ở châu Á và cũng là một trong những nước giàu nhất thế giới

8. Canada

Chỉ số phát triển con người: 0,902
Thu nhập bình quân đầu người: 41.887 USD (đứng thứ 19)
Tuổi thọ trung bình: 81,5 tuổi (đứng thứ 14)
Số năm học dự kiến: 15,9 năm (đứng thứ 25)

Quebec, Canada
Quebec, Canada

7. New Zealand

Chỉ số phát triển con người: 0,910
Thu nhập bình quân đầu người: 32.569 USD (đứng thứ 30)
Tuổi thọ trung bình: 81,1 tuổi (đứng thứ 17)
Số năm học dự kiến: 19,4 năm (đứng thứ 2)

Auckland, New Zealand
Auckland, New Zealand

6. Đức

Chỉ số phát triển con người: 0,911
Thu nhập bình quân đầu người: 43.049 USD (đứng thứ 14)
Tuổi thọ trung bình: 80,7 tuổi (đứng thứ 20)
Số năm học dự kiến: 16,3 năm (đứng thứ 18)

Đức là một trong số những nước sẵn sàng trợ cấp lương hưu cho 100% người dân ở độ tuổi nghỉ hưu
Đức là một trong số những nước sẵn sàng trợ cấp lương hưu cho 100% người dân ở độ tuổi nghỉ hưu

5. Mỹ

Chỉ số phát triển con người: 0,914
Thu nhập bình quân đầu người: 52.308 USD (đứng thứ 11)
Tuổi thọ trung bình: 78,9 tuổi (đứng thứ 36)
Số năm học dự kiến: 16,5 năm (đứng thứ 13)

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2012 là 16 tỉ USD
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2012 là 16 tỉ USD

4. Hà Lan

Chỉ số phát triển con người: 0,915
Thu nhập bình quân đầu người: 42.397 USD (đứng thứ 17)
Tuổi thọ trung bình: 81,0 tuổi (đứng thứ 18)
Số năm học dự kiến: 17,9 năm (đứng thứ 5)

Liên Hợp quốc cho biết Hà Lan là một trong những quốc gia bình đẳng nhất
Liên Hợp quốc cho biết Hà Lan là một trong những quốc gia bình đẳng nhất

3. Thụy Sĩ

Chỉ số phát triển con người: 0,917
Thu nhập bình quân đầu người: 53.762 USD (đứng thứ 9)
Tuổi thọ trung bình: 82,6 tuổi (đứng thứ 3)
Số năm học dự kiến: 15,7 năm (đứng thứ 28)

Thụy Sĩ không chỉ có nền kinh tế và chính trị ổn định, mà còn là một trong những nước đứng đầu về bình đẳng giới
Thụy Sĩ không chỉ có nền kinh tế và chính trị ổn định, mà còn là một trong những nước đứng đầu về bình đẳng giới

2. Australia

Chỉ số phát triển con người: 0,933
Thu nhập bình quân đầu người: 41.524 USD (đứng thứ 20)
Tuổi thọ trung bình: 82,5 tuổi (đứng thứ 4)
Số năm học dự kiến: 19,9 năm (xếp thứ 1)

Sydney
Sydney

1. Na Uy

Chỉ số phát triển con người: 0,944
Thu nhập bình quân đầu người: 63.909 USD (đứng thứ 6)
Tuổi thọ trung bình: 81,5 tuổi (đứng thứ 13)
Số năm học dự kiến: 17,6 năm (đứng thứ 6)

Thủ đô Oslo của Na Uy
Thủ đô Oslo của Na Uy

Theo Chỉ số phát triển con người, không có quốc gia nào đáng để ở hơn Na Uy. Cũng như nhiều nước phát triển khác và các nước thuộc bán đảo Scandinavia nói riêng, 100% người Na Uy đến độ tuổi về hưu đều được nhận tiền trợ cấp.

Top 10 quốc gia không đáng sống nhất

10. Mozambique

Chỉ số phát triển con người: 0,393
Thu nhập bình quân đầu người: 1.011 USD (đứng thứ 7 trong số các nước thấp nhất)
Tuổi thọ trung bình: 50,3 tuổi (đứng thứ 6)
Số năm học dự kiến: 9,5 năm (đứng thứ 30)

Maputo, thủ đô Mozambique
Maputo, thủ đô Mozambique

Tuy nền chính trị bất ổn nhưng Ngân hàng Phát triển châu Phi vẫn đánh giá quốc gia này là “một trong những nền kinh tế năng động nhất châu lục”.

9. Guinea

Chỉ số phát triển con người: 0,392
Thu nhập bình quân đầu người: 1.142 USD (đứng thứ 10)
Tuổi thọ trung bình: 56,1 tuổi (đứng thứ 19)
Số năm học dự kiến: 8,7 năm (đứng thứ 18)

Dịch Ebola hiện nay được cho là bắt đầu bùng phát ở Guinea tháng 12 vừa qua. Các trường hợp nhiễm Ebola vẫn tăng lên mỗi ngày và đã khiến 900 người tử vong.
Dịch Ebola hiện nay được cho là bắt đầu bùng phát ở Guinea tháng 12 vừa qua. Các trường hợp nhiễm Ebola vẫn tăng lên mỗi ngày và đã khiến 900 người tử vong.

8. Burundi

Chỉ số phát triển con người: 0,389
Thu nhập bình quân đầu người: 749 USD (đứng thứ 4)
Tuổi thọ trung bình: 54,1 tuổi (đứng thứ 12)
Số năm học dự kiến: 10,1 năm (đứng thứ 33)

Bujumbura, thủ đô của Burundi
Bujumbura, thủ đô của Burundi

Theo Ngân hàng Phát triển KfW, do dân số Burundi tăng nhanh nên “nhu cầu về nước uống, vệ sinh, điện, đường xá, trường học và bệnh viện cũng tăng theo, tuy nhiên chính quyền lại không thể đáp ứng đủ nhu cầu về cơ sở hạ tầng xã hội”.

7. Burkina Faso

Chỉ số phát triển con người: 0,388
Thu nhập bình quân đầu người: 1.602 USD (đứng thứ 22)
Tuổi thọ trung bình: 56,3 tuổi (đứng thứ 20)
Số năm học dự kiến: 7,5 năm (đứng thứ 7)

Ouagadougou, thủ đô của Burkina Faso
Ouagadougou, thủ đô của Burkina Faso

Kinh tế Burkina Faso chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác mỏ, bông và vàng là hai mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Hơn 39% trẻ em trong độ tuổi từ 5-14 phải lao động, một trong những tỉ lệ cao nhất trên thế giới.

6. Eritrea

Chỉ số phát triển con người: 0,381
Thu nhập bình quân đầu người: 1.147 USD (đứng thứ 11)
Tuổi thọ trung bình: 62,9 tuổi (đứng thứ 40)
Số năm học dự kiến: 4,1 năm (đứng cuối bảng xếp hạng)

Eritrea tuyên bố tách khỏi Ethiopia năm 1993 sau một cuộc xung đột vũ trang từ vài thập kỷ trước. Đây được coi là Triều Tiên của châu Phi vì chế độ áp chế, chuyên quyền và quân phiệt. Quốc gia này không có truyền thông độc lập và công dân đến tuổi thì phải đi nghĩa vụ quân sự vô thời hạn.

5. Sierra Leone

Chỉ số phát triển con người: 0,374
Thu nhập bình quân đầu người: 1.815 USD (đứng thứ 27)
Tuổi thọ trung bình: 45,6 tuổi (đứng cuối bảng xếp hạng)
Số năm học dự kiến: 7,5 năm (đứng thứ 8)

Freetown, thủ đô của Sierra Leone
Freetown, thủ đô của Sierra Leone

Sierra Leone từng rất nổi tiếng vì “kim cương máu”, được khai thác rồi đem bán để mua vũ khí phục vụ các cuộc nổi dậy trong suốt thời kỳ nội chiến. 

Khi chiến tranh kết thúc năm 2002, Sierra Leone bắt đầu ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Tuy nhiên quốc gia này vẫn là một nước chưa phát triển.

4. Chad

Chỉ số phát triển con người: 0,372
Thu nhập bình quân đầu người: 1.622 USD (đứng thứ 23)
Tuổi thọ trung bình: 51,2 tuổi (đứng thứ 8)
Số năm học dự kiến: 7,4 năm (đứng thứ 6)

Người dân tại một khu chợ ở N"Djamena, thủ đô của Chad

Người dân tại một khu chợ ở N"Djamena, thủ đô của Chad

Nền kinh tế của Chad phụ thuộc lớn vào sản lượng dầu. Tuy nhiên sự phát triển lại bị các xung đột trong nước, cũng như mối quan hệ phức tạp với nước láng giềng như Sudan gây cản trở nên quốc gia này vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa chậm nhất thế giới.

3. Cộng hòa Trung Phi

Chỉ số phát triển con người: 0,341
Thu nhập bình quân đầu người: 588 USD (đứng thứ 2)
Tuổi thọ trung bình: 50,2 tuổi (đứng thứ 5)
Số năm học dự kiến: 7,2 năm (đứng thứ 4)

Bangui, thủ đô Cộng hòa Nam Phi
Bangui, thủ đô Cộng hòa Nam Phi

Cộng hòa Trung Phi là trung tâm của một loạt các khủng hoảng gần đây. Năm ngoái, lực lượng nổi dậy đã chiếm thủ đô và tiếp quản chính quyền đất nước. Tình trạng bất ổn cho đến nay vẫn chưa kết thúc.

2. Cộng hòa Dân chủ Congo

Chỉ số phát triển con người: 0,338
Thu nhập bình quân đầu người: 444 USD (đứng cuối bảng xếp hạng)
Tuổi thọ trung bình: 50,0 tuổi (đứng thứ 4)
Số năm học dự kiến: 9,7 năm (đứng thứ 31)

1. Niger

Chỉ số phát triển con người: 0,337
Thu nhập bình quân đầu người: 873 USD (đứng thứ 6)
Tuổi thọ trung bình: 58,4 tuổi (đứng thứ 24)
Số năm học dự kiến: 5,4 năm (đứng thứ 2)

Niamey, thủ đô của Niger
Niamey, thủ đô của Niger
Theo infonet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.