Rơi nước mắt, ông Tedros nói rằng "kẻ thù thực sự khôngphải là virus mà là thiếu sự lãnh đạo và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu và cấp quốcgia".
"Thật khó để con người đoàn kết chống lại một kẻ thù chung đanggiết người bừa bãi như vậy sao?" – ông Tedros nói trong một cuộc họp báo ở Geneva– "Chúng ta không hiểu rằng sự chia rẽ hay những vết nứt giữa chúng ta là lợithế của virus?".
Ông Tedros nói rằng hầu hết trên thế giới, "virus chưa đượckiểm soát mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn". Ông chỉ ra rằng các hệ thống ytế của một số quốc gia giàu có nhất đã bị chao đảo, trong khi một số quốc gia cócác phương tiện khiêm tốn hơn lại thành công trong việc làm chậm sự lây lan củavirus.
Hôm 8/7, chính quyền TT Donald Trump bắt đầu quá trình rút Mỹ - nhàtài trợ lớn nhất của WHO – ra khỏi tổ chức này và một năm sau, động thái này sẽcó hiệu lực.
TT Donald Trump tuyên bố rời WHO trong bối cảnh đại dịch hoành hành và khi Mỹcó những bất hòa với các đồng minh. Tuy nhiên, những chỉ trích về cách đối phóvới dịch của WHO không chỉ giới hạn ở Mỹ.
WHO bị cáo buộc coi nhẹ đại dịch trong những ngày đầu và cácnhà phê bình nói rằng sự do dự của WHO trong việc đề nghị các biện pháp đơn giảnnhư đeo khẩu trang đã khiến thế giới bối rối khi phản ứng với virus corona.
Hơn 200 nhà khoa học từ hơn 30 quốc gia đã ký bức thư thúcgiục WHO nghiêm túc hơn về khả năng virus corona chủng mới có thể lây lan trongkhông khí.