“Tôi không thể chịu nổi với hội chứng “kể công” của vợ“

Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công. Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa, chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm.

“Tôi không thể chịu nổi với hội chứng “kể công” của vợ“

Chào chị Hạnh Dung!

Vợ chồng tôi đã bước sang giai đoạn “về già”, vợ tôi nghỉ hưu, tôi cũng chuẩn bị nghỉ. Tuổi tác sức khỏe chưa có vấn đề gì lớn, nhưng tâm lý thì thay đổi rõ rệt. Từ lúc nghỉ ở nhà, vợ tôi rất hay kể công.

Từ chuyện nuôi con cái ngày xưa (sao mà bà ấy nhớ vanh vách không sót chi tiết nào!), chuyện con đau ốm vào ra bệnh viện, chuyện con xin trường học, thậm chí tìm việc làm, bà ấy đều kể lể như chỉ có bà ấy có công lao với con cái. Tôi nghe mà nhức đầu, rối óc, các con thì ngán ngẩm, tìm cớ bỏ đi ngay khi mẹ bắt đầu “mở máy”.

Tôi chịu trận một vài lần, góp ý thì bà ấy hờn trách nặng nhẹ, nói trong nhà giờ không ai coi bà ấy ra gì. Tôi lại là người nghiêm túc, nhiều khi bà ấy nhớ sai, kể quá lên, không nhịn được, tôi điều chỉnh cho đúng.

Vì thế, vợ chồng nói qua nói lại đâm ra cãi vã, không khí nặng nề. Bà ấy không chỉ kể lể trong nhà mà còn buôn dưa lê điện thoại với bạn bè, ai đến nhà chơi là túm lấy nói không dứt.

Em trai tôi không rõ thực hư, còn trách tôi: “Anh chỉ lo công việc cơ quan, sướng cả đời, vợ chăm con cái trong ngoài, không biết ơn chị thì thôi, còn kêu ca gì nữa!”. Tôi không biết làm sao để vợ tôi khỏi căn bệnh “kể công” này. Chẳng lẽ tôi phải bớt… có mặt ở nhà, để khỏi phải ngày nào cũng nghe những công trạng của bà ấy...

Nguyễn Thành (TP.HCM)

quottoi-khong-the-chiu-noi-voi-hoi-chung-quotke-congquot-cua-voquot-giadinhvietnam.com 1

Hội chứng "kể công" (Ảnh minh họa)

Trả lời

Anh Nguyễn Thành kính mến!

Anh đừng chọn giải pháp “bớt có mặt ở nhà”, một là vì nếu không về nhà, đi đâu linh tinh bên ngoài cũng không tốt, mặt khác quan trọng hơn, là nếu anh không về nhà, chị nói không có người nghe tất nhiên không nói, nhưng sẽ dồn lại, lúc có anh sẽ nói nhiều hơn! Giải pháp anh nghĩ chỉ là phần ngọn, cái gốc của vấn đề vẫn không giải quyết được.

Việc thay đổi tâm lý, tính cách sau khi nghỉ hưu là chuyện có thật. Anh cần hiểu đây là một giai đoạn khó khăn với chị, cần giúp chị vượt qua.

Có thể vì có nhu cầu ôn lại chuyện cũ, chị mới sinh kể lể theo kiểu “độc thoại”, mà cách này thì dễ tự thêm bớt, phụ nữ lại hay “vơ vào”, nói mãi những chuyện mình đã làm được, khiến người nghe phát chán. Anh nên chủ động giúp chị chuyển sang kể chuyện theo kiểu “đối thoại”, nhắc chị việc nào là cố gắng của con, việc nào mình có đóng góp...

Không phải nói kiểu tranh công, chỉ trích, mà là bổ sung cho những kỷ niệm của gia đình tròn vẹn hơn. Chắc chắn lúc này trong tâm lý của chị đang có một mặc cảm tự ti nào đó về vai trò của mình trong gia đình, khi các con đã đi làm, anh đang đương chức, còn chị lại thành người “ở không”, nên chị mới có nhu cầu kể lể công lao đóng góp như để khẳng định lại vị trí của mình.

Vì vậy, nếu anh và các con biết khéo léo đề cao vai trò của chị, có sự quan tâm tôn trọng, chị sẽ bớt dần triệu chứng “kể công” này.

Mặt khác, khi nghỉ hưu, vai trò xã hội phần nào giảm sút, để bù đắp lại, chị cần những sinh hoạt xã hội khác, như tham gia nhóm tập thể dục, câu lạc bộ hưu trí, làm từ thiện, đi du lịch đây đó, thăm bà con bạn bè...

Nếu không phải ru rú trong nhà lo chuyện cơm nước, chị sẽ thấy thoải mái hơn, có nhiều chuyện để nói hơn, không có thời gian nhìn lại mãi, nhớ mãi những đóng góp xưa cũ của mình cho chồng con.

Được vậy, bệnh “kể công” chắc chắn sẽ chóng qua. Mong anh tìm đúng phương thuốc điều trị, giúp chị được thực sự nghỉ ngơi trong sự chăm sóc của gia đình.

Theo phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.