Toàn quốc đã xảy ra 4.576 vụ thiên tai, tai nạn, sự cố

GD&TĐ - Theo tổng hợp của Ủy ban Quốc gia, năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 4.576 vụ thiên tai, tai nạn, sự cố (không tính tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt), tăng 279 vụ so với cùng kỳ năm trước, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát nơi xảy ra lũ quét ở Mù Cang Chải, Yên Bái ngày 3/8 - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát nơi xảy ra lũ quét ở Mù Cang Chải, Yên Bái ngày 3/8 - Ảnh: VGP

Những con số thương tâm

Thiên tai, sự cố đã làm chết 736 người, tăng so với năm trước 68 người (10%); làm mất tích 194 người, giảm 24 người (giảm 11%), bị thương 755 người, giảm 28 người (4%). Về tài sản, đã làm chìm 267 phương tiện; cháy, hỏng 270 phương tiện; cháy 2.688 nhà, xưởng; sập đổ 1.272 nhà dân; tốc mái hư hỏng, ngập 349.966 nhà; cháy khoảng 3.374 ha rừng và thảm thực vật, hư hại 329.441 ha hoa màu.

7 tháng đầu năm 2017, tình hình thời tiết, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp với nắng nóng trên diện rộng; mưa lớn trái mùa gây ngập lụt tại TPHCM và một số tỉnh Nam Bộ; dông lốc, mưa đá cục bộ tại một số địa phương; tai nạn, sự cố, cháy nổ nghiêm trọng có chiều hướng tăng.

Điển hình như vụ cháy kho chứa vải thuộc Công ty May mặc KWUNG LUNG, MEKONG ngày 23/3 tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ; vụ chìm tàu Hải Thành 26 ngày 28/3 làm chết 9 thuyền viên; tàu CHEMROAD JOURNEY (quốc tịch Cayman Island) chở hóa chất bị mắc cạn trên vùng biển Phú Quý/Bình Thuận ngày 10/6; tàu VTB 26 chìm tại vùng biển Hòn Ngư, Nghệ An ngày 17/7 làm chết và mất tích 6 thuyền viên; cơn bão số 2 làm chết 18 người, bị thương 22 người; tai nạn đuối nước làm chết nhiều người.

Đặc biệt, rạng sáng ngày 3/8 vừa qua, trận lũ quét kinh hoàng đã gây thiệt hại lớn về người cho hai tỉnh Yên Bái, Sơn La. Hiện tại, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang rất nỗ lực để khắc phục hậu quả.

Những con số thống kê này đã cho thấy tính chất ngày càng phức tạp, mức độ thiệt hại ngày càng lớn do thiên tai, sự cố gây ra, từ đó đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề đối với Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương, mà đặc biệt là Uỷ ban Quốc gia, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên cả nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP
 

Chủ động, sẵn sàng đối phó

Trước những diễn biến phức tạp của thiên tai, sự cố, thời gian qua, Ủy ban Quốc gia đã chỉ đạo cơ quan thường trực TKCN các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chuyên trách duy trì nghiêm chế độ trực; rà soát điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, phương án sát thực tế tình hình, tổ chức luyện tập sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra.

Cụ thể, đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương điều động 197.149 lượt người; 11.445 lượt phương tiện các loại; trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn 594 vụ tai nạn, sự cố tàu thuyền trên biển.

Với những nỗ lực nêu trên, công tác thông báo, cảnh báo, kế hoạch sơ tán nhân dân khi có bão, lũ, thiên tai đã được triển khai kịp thời và tốt hơn.

Cụ thể, đã thông báo, kêu gọi, hướng dẫn 571.841 lượt phương tiện/1.903.620 lượt người đang hoạt động trên biển biết tình hình thời tiết nguy hiểm về nơi tránh trú an toàn.

Các địa phương di dời 29.335 hộ dân từ nơi nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn; giúp nhân dân ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt, vận chuyển 153.975 m3 nước sạch; đào đắp, nạo vét 56,7 km kênh mương, 973 giếng nước ăn…

Công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn đã được các lực lượng triển khai kịp thời, có hiệu quả theo phương châm "4 tại chỗ". Năm 2016 đã cứu được 4.868 người, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 20,37%; 289 phương tiện, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,8%.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.