Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo tại tỉnh Hà Giang

GD&TĐ - Chiều 14/11, Bộ GD&ĐT cùng tỉnh Hà Giang, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi tọa đàm.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan chủ trì tọa đàm. Cùng dự có các Đoàn ĐBQH chuyên trách; đại diện sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra nhiệm vụ: “Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất các trường, lớp học; tiếp tục đưa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lịch sử địa phương vào giảng dạy tại các nhà trường. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục bậc học mầm non gắn với học tiếng phổ thông. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Về xây dựng đội ngũ nhà giáo, Nghị quyết số 6 ngày 10/5/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025 cũng có mục tiêu, quan điểm: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vững vàng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban chỉ đạo Nâng cao chất lượng giáo dục để lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời.

Chỉ đạo UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo giai đoạn 2023-2030 gắn với chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện Kết luận số 91 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2-nguyen-manh-dung.jpg
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Đề cập đến Dự thảo Luật Nhà giáo (lần 5) dự kiến trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV xem xét thông qua, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng khẳng định: Việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời khắc phục những bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay; kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo và hướng tới mục tiêu có một nền giáo dục tốt hơn.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cán bộ, công chức và các thầy, cô giáo đại diện cho đội ngũ nhà giáo của tỉnh trao đổi tích cực, thẳng thắn, cởi mở, trách nhiệm với các vị Đại biểu Quốc hội và Bộ Giáo dục - Đào tạo liên quan đến dự thảo Luật Nhà giáo đang được Quốc hội xem xét, đặc biệt là những điểm mới trong quy định về: Đối tượng, phạm vi áp dụng; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và sự bình đẳng giữa nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập; về sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, điều động, thuyên chuyển, biệt phái nhà giáo; về thu hút nhân tài, chế độ nghỉ hưu, chính sách tiền lương và các chế độ chính sách khác.

Bảo vệ nhà giáo trước các hành vi bạo lực, xúc phạm

Phát biểu tại buổi toạ đàm, các đại biểu cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo. Dự thảo luật đã thể hiện những quy định mang tính toàn diện và chi tiết hóa từng yếu tố tác động lên nhà giáo. Đồng thời, quy định nhiều điểm mới nhằm tháo gỡ hạn chế, bất cập trong công tác quản lý về giáo dục đối với nhà giáo.

4-giam-doc-so-giao-duc.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang Bùi Quang Trí phát biểu tại buổi tọa đàm.

Một số nội dung nhận được nhiều ý kiến góp ý như: Việc thi hành chính sách pháp luật đối với nhà giáo trong môi trường chuyên biệt; trong đó, đề xuất về chính sách tuyển dụng và thu hút; tiền lương phụ cấp; chế độ nghỉ hưu; danh hiệu phong tặng của các nhà giáo ở các trường chuyên biệt.

Các ý kiến góp ý cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định bảo vệ nhà giáo trước các hành vi bạo lực, xúc phạm từ học sinh, phụ huynh. Đồng thời, cần có chế tài nghiêm khắc với các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh nhà giáo trong xã hội. Vai trò của cơ quan quản lý giáo dục trong tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để bảo đảm tính chủ động của ngành giáo dục trong quản lý nhà giáo và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên.

Ngoài ra, các đại biểu cũng thể hiện sự mong muốn Luật Nhà giáo sẽ sớm được Quốc hội thông qua nhằm giải quyết được những khó khăn vướng mắc của những người làm công tác giáo dục hiện tại, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nền giáo dục ngày một tốt hơn.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV, đơn vị tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan cho biết: Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã quán triệt một số chủ trương, chính sách cần triển khai trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội, đó là: Việc đầu tiên khi nhắc đến đào tạo là nhắc đến vai trò của người thầy. Do đó, xây dựng Luật Nhà giáo không chỉ là quy định những nội dung trước đây chưa quy định, mà cần vươn lên tầm mới, xác định vai trò quan trọng của người thầy - chủ thể chính của Dự thảo luật.

1-quang-canh-buoi-toa-dam.jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, mục tiêu đặt ra khi xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng một luật riêng cho nhà giáo. Bởi, hiện nay nhà giáo đang được quy định tại Luật Viên chức đối với nhà giáo công lập và Bộ luật Lao động đối với nhà giáo ngoài công lập. Nhà giáo là viên chức nhưng phải được coi là viên chức đặc biệt, nhà giáo là người lao động nhưng phải là người lao động làm nghề đặc biệt. Đặc biệt ở trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ; đặc biệt trong tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật.

Hiện nay, nhà giáo đang chiếm một tỷ lệ lớn, trong đó nhà giáo công lập chiếm tới 72% hưởng lương công chức Nhà nước và nhà giáo ngoài công lập có tỷ lệ ngày càng tăng. Do đó, quy định của Luật Nhà giáo sẽ có tác động rất lớn tới đội ngũ nhà giáo. Luật ra đời không chỉ để quản lý nhà giáo mà còn để xây dựng đội ngũ này giỏi hơn; tạo một khí thế mới, động lực mới, để nhà giáo yên tâm gắn bó với nghề.

Thay mặt cơ quan soạn thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cảm ơn những ý kiến tâm huyết, xác đáng của các đại biểu; đặc biệt là các thầy cô giáo trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đối với các ý kiến đóng góp, các bài tham luận trong cuộc tọa đàm này, cơ quan soạn thảo sẽ tổng hợp, nghiên cứu, xem xét để đưa vào Dự thảo Luật sát thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.