Tọa đàm về Tấn trò đời

GD&TĐ - Tọa đàm xoay quanh bộ sách Tấn trò đời của Honoré de Balzac với sự tham gia của các diễn giả: dịch giả, chuyên gia văn học Pháp Lê Hồng Sâm, giảng viên Trần Hinh, tiến sĩ chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ học Dương Xuân Quang sẽ diễn ra 18h00, ngày 11 tháng 7 năm 2018 tại Thư viện Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

Tọa đàm về Tấn trò đời

Tấn trò đời tập hợp toàn bộ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn của văn hào Honoré de Balzac (1799-1850), gồm trên 90 tác phẩm. Mỗi tác phẩm là một đơn vị hoàn chỉnh, độc lập, có thể đọc riêng rẽ, đồng thời là bộ phận của một tổng thể toàn vẹn và duy nhất.

Với phát kiến “nhân vật tái hiện”, Balzac miêu tả nhân vật trong nhiều mối quan hệ phức tạp, trong tính đa dạng và sự vận động. Cuộc sống của nhân vật không kết thúc cùng với sự kết thúc xung đột mà còn tiếp tục, với nhiều thắng lợi hay thất bại, bởi cuộc sống xã hội vẫn tiếp diễn. Theo dõi nhân vật qua nhiều tác phẩm, độc giả sẽ không bị giới hạn trong cảm thụ thẩm mỹ, sẽ cảm nhận được ba chiều không gian (André Wurmser) và cả chiều sâu thời gian (André Maurois) của Tấn trò đời.

Sự tiếp cận đó hiện nay gần như không thể thực hiện, bởi bộ Tấn trò đời gồm 16 tập, với những tác phẩm được dịch trọn vẹn hoặc tóm tắt, nhưng điều quan trọng là được đặt trong hệ thống, do NXB Thế giới ấn hành vào dịp kỷ niệm lần thứ 200 năm sinh của Balzac, cách đây đã gần hai mươi năm, đến giờ rất khó sưu tầm đầy đủ.

Bởi vậy, NXB Văn Học liên kết với Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Trithuctrebooks) tái bản bộ tiểu thuyết với hy vọng đáp ứng nhu cầu của người đọc được tiếp cận tác phẩm trong tổng thể, để như nhận xét của George Sand, nữ tiểu thuyết gia cùng thời với Balzac “mỗi phần, kể cả những phần ban đầu ta không ưa nhất, đều lấy lại được giá trị đối với ta”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.