Tọa đàm khoa học về người mẹ ái kỷ

GD&TĐ - “Hội chứng ái kỷ là một rối loạn tâm lý với những đặc điểm nổi bật như phô trương, ích kỷ, tự cảm thấy mình đặc biệt, chăm chút quyền lợi của mình và chỉ của mình.”

Toạ đàm "Khi con là mẹ: Xoa dịu những vấn đề tâm lý cho người mẹ trong xã hội đương đại" luận bàn về chứng ái kỷ ở người mẹ, những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến con cái của họ và phương thức chữa lành cho những cô con gái của người mẹ ái kỷ...
Toạ đàm "Khi con là mẹ: Xoa dịu những vấn đề tâm lý cho người mẹ trong xã hội đương đại" luận bàn về chứng ái kỷ ở người mẹ, những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến con cái của họ và phương thức chữa lành cho những cô con gái của người mẹ ái kỷ...

Một số dấu hiệu về “người mẹ ái kỷ” hay một người mẹ có những biểu hiện ái kỷ là: người mẹ coi mình là trung tâm, thiếu sự thấu hiểu, đòi hỏi sự ngưỡng mộ thái quá, kỳ vọng phi lý về một cách đối xử đặc biệt với bản thân, lợi dụng, thao túng người khác để đạt được mục đích riêng của mình…

Ở Việt Nam, những biểu hiện cụ thể của “chứng người mẹ ái kỷ” chưa hẳn là phổ biến. Nhưng ta vẫn thấy đâu đó trong xã hội Việt Nam và Á Đông, đang có ngày càng nhiều những người mẹ bảo thủ, bảo bọc và áp đặt con cái một cách quá mức.

Chương trình Tọa đàm được lấy cảm hứng từ khái niệm “Người mẹ đủ tốt”, từ cuốn sách nổi tiếng: "Liệu tôi có bao giờ đủ tốt? Phương thức chữa lành cho những cô con gái của người mẹ ái kỷ" của tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Karyl McBride.
Chương trình Tọa đàm được lấy cảm hứng từ khái niệm “Người mẹ đủ tốt”, từ cuốn sách nổi tiếng: "Liệu tôi có bao giờ đủ tốt? Phương thức chữa lành cho những cô con gái của người mẹ ái kỷ" của tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Karyl McBride.
“Người mẹ nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình ở đứa con gái. Vì luôn chỉ nhìn thấy chính mình, người mẹ không còn thấy điều gì khác, nên đôi khi quên mất vai trò của mình là một người mẹ và đối xử với con như với chính mình”, PGS.TS. Trần Thu Hương, Tổng thư ký - Phó chủ tịch Hội Tâm Lý trị liệu Việt Nam.
“Người mẹ nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình ở đứa con gái. Vì luôn chỉ nhìn thấy chính mình, người mẹ không còn thấy điều gì khác, nên đôi khi quên mất vai trò của mình là một người mẹ và đối xử với con như với chính mình”, PGS.TS. Trần Thu Hương, Tổng thư ký - Phó chủ tịch Hội Tâm Lý trị liệu Việt Nam.

Mọi đứa trẻ sinh ra đều bước vào giai đoạn tự phát của sự ái kỷ, được là trung tâm và nhận được sự quan tâm hết mực từ mọi người xung quanh. Nhưng một đứa trẻ là con của người mẹ ái kỷ sẽ luôn phải xoay quanh quyền lực của người mẹ. Điều đó đã để lại nhiều hệ luỵ cho đứa con sau này.

Một người mẹ ái kỷ chịu tổn thương từ một người mẹ ái kỷ khác sẽ chuyển dịch toàn bộ những điều ấy lên đứa trẻ, đặc biệt là lên đứa con gái, bởi những tính chất đặc biệt trong mối quan hệ mẹ - con gái (khác với mối quan hệ mẹ - con trai).

Nhưng bên cạnh đó, sự bảo thủ cố hữu của những người mẹ ái kỷ cũng bởi họ không ý thức được những cảm xúc của mình đang làm tổn thương đến con cái và họ cũng bế tắc trong chính vấn đề của mình.

“Người bố trong gia đình có người mẹ ái kỷ cũng bị quyền lực của người mẹ áp chế.” (TS. Nguyễn Thị Thanh Mai).
“Người bố trong gia đình có người mẹ ái kỷ cũng bị quyền lực của người mẹ áp chế.” (TS. Nguyễn Thị Thanh Mai).
Đứa con gái khi tiếp nhận những hành vi của người mẹ ái kỷ có thể luôn cảm thấy lo âu hoặc có những hành vi tự xâm hại, đặc biệt ở những gia đình mẹ đơn thân.
Đứa con gái khi tiếp nhận những hành vi của người mẹ ái kỷ có thể luôn cảm thấy lo âu hoặc có những hành vi tự xâm hại, đặc biệt ở những gia đình mẹ đơn thân.
“Người mẹ ái kỷ cần sự giúp đỡ của chuyên gia và cần được chữa lành, để không tiếp tục tạo ra những người mẹ ái kỷ khác”, PGS.TS. Trần Thu Hương.
“Người mẹ ái kỷ cần sự giúp đỡ của chuyên gia và cần được chữa lành, để không tiếp tục tạo ra những người mẹ ái kỷ khác”, PGS.TS. Trần Thu Hương.
Theo các diễn giả, trong thực tế “người mẹ đủ tốt” là người mẹ đủ hạnh phúc để có thể chuyển tải được năng lượng hạnh phúc ấy cho con cái mình. Người mẹ ấy trước hết cần “nhân ái” với chính bản thân mình. Khi người mẹ đủ thấu cảm với chính mình, ngừng tự chỉ trích và hiểu rằng không ai là hoàn hảo, bà cũng sẽ giảm bớt những áp chế, kỳ vọng lên người con. Chuyên gia khuyên rằng người mẹ ái kỷ nên thực hành “chánh niệm” (mindfulness) để học cách buông bỏ những khổ đau. Dần dần, người mẹ sẽ có sự trắc ẩn với đứa con và giúp con thoát khỏi vòng lặp của sự ái kỷ.
Theo các diễn giả, trong thực tế “người mẹ đủ tốt” là người mẹ đủ hạnh phúc để có thể chuyển tải được năng lượng hạnh phúc ấy cho con cái mình. Người mẹ ấy trước hết cần “nhân ái” với chính bản thân mình. Khi người mẹ đủ thấu cảm với chính mình, ngừng tự chỉ trích và hiểu rằng không ai là hoàn hảo, bà cũng sẽ giảm bớt những áp chế, kỳ vọng lên người con. Chuyên gia khuyên rằng người mẹ ái kỷ nên thực hành “chánh niệm” (mindfulness) để học cách buông bỏ những khổ đau. Dần dần, người mẹ sẽ có sự trắc ẩn với đứa con và giúp con thoát khỏi vòng lặp của sự ái kỷ.
Tham dự buổi tọa đàm, ông Nghĩa chia sẻ một câu chuyện có thật về vai trò “bù trừ” quan trọng của người bố trong gia đình có người mẹ ái kỷ.
Tham dự buổi tọa đàm, ông Nghĩa chia sẻ một câu chuyện có thật về vai trò “bù trừ” quan trọng của người bố trong gia đình có người mẹ ái kỷ.

Theo ông Nghĩa, người bố trong gia đình cần sử dụng những quyền hạn và cũng là trách nhiệm của mình trong gia đình để giải phóng cho cả mình và đứa con, không “khoanh tay” trước một gia đình ái kỷ tiêu cực.

Và quan trọng nhất, ở chính những người con đã và đang chịu tổn thương từ người mẹ ái kỷ, cần phải ý thức hơn hết về vấn đề đang diễn ra trong gia đình mình. Người con gái cần có những tuy duy và hành động thiết thực từ sớm để nuôi dưỡng và bảo vệ những giá trị thiêng liêng sẵn có của bản thân mình.

Mỗi người hãy có lòng trắc ẩn với chính mình trước tiên. Bởi khi những nỗi tự trách, những kỳ vọng của chính mình lớn dần, sẽ có ngày nó “trào ra” và biến thành vấn đề của mọi người. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ