Tọa đàm “Góc nhìn sử Việt”

GD&TĐ - Tối 20/4, tại Hà Nội diễn ra buổi trọa đàm có tên gọi “Góc nhìn sử Việt” thu hút sự tham gia của đông đảo giới trẻ. 

Tọa đàm “Góc nhìn sử Việt”

Các bạn trẻ đã được nghe nhà Sử học Lê Văn Lan và ông Nguyễn Cảnh Bình - Giám đốc Trung tâm Hợp tác trí tuệ VICC - chia sẻ về tác dụng của việc đọc sách lịch sử trong việc ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia … và giới thiệu về bộ sách Góc nhìn sử Việt.

Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, đồng thời cũng là một trong số ít quốc gia có sự đứt gãy về mặt lịch sử - văn hóa. Thế hệ trẻ ngày nay không còn được đọc hay hiểu được những gì ông cha ta đã viết bởi mấy trăm năm trước, ông cha ta dùng chữ Hán, chữ Nôm để lưu truyền văn hóa, trí thức.

Đến bây giờ chúng ta dùng chữ quốc ngữ, nhiều người quan tâm đến văn hóa lịch sử nước nhà, nhưng không thể đọc được những văn bản xưa. Trong trường đại học, ngoài những sinh viên theo chuyên ngành nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc, còn lại đại bộ phận học sinh, sinh viên ít hoặc không có thói quen tìm đọc nhưng thư tịch cổ của ông cha.

Chính bởi những lý do cơ bản như vậy mà hiện nay rất nhiều tài liệu thư tịch cổ quý giá của ông cha ta một là nằm sâu trong các kho tàng của các viện nghiên cứu như Viện Sử học Việt Nam, Viện Triết, Viện Hán-Nôm, Thư viện Quốc gia…, hai là nằm trong các tổ chức cá nhân sưu tầm sách cổ.

Các tác giả đã giúp độc giả hiểu rõ: Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, và phát triển giáo dục thì giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ.

Đặc biệt là tầng lớp thanh niên, cần phải có ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa. Để thực hiện, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử

Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Alpha Books đã triển khai xây dựng Tủ sách Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử.

Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 đã có 10 đầu sách trong bộ "Góc nhìn sử Việt" ra mắt độc giả cả nước, bao gồm: Bóng nước hồ gươm (tập 1&2), Quang Trung, Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế, Nữ tướng thời Trưng Vương, Cần Vương Lê Duy Mật kháng Trịnh, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Lương Ngọc Quyền, Việt Hoa thông sứ sử lược. Trong đó cuốn Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế (tác giả Nguyễn Đắc Xuân) được nhiều độc giả quan tâm nhất, bởi đây là sách mới, chứa đựng những thông tin mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.