Tổ chức thi tốt nghiệp đợt 2: Cẩn trọng, kỷ cương, bảo đảm an toàn

GD&TĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT Tiền Giang kiểm tra phòng thi ngày 6/8.
Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT Tiền Giang kiểm tra phòng thi ngày 6/8.

Việc tổ chức thi cũng được các tỉnh/ thành lên phương án cẩn trọng để bảo đảm kỷ cương, an toàn khi dịch bệnh phức tạp.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang: Bảo đảm quyền lợi thí sinh

Để bảo đảm quyền lợi của thí sinh trong công tác tuyển sinh, Ban Chỉ đạo thi tỉnh An Giang tổ chức cho các em tham gia thi tại 11 điểm thi (182 phòng thi) thuộc 4 huyện, thành phố (Châu Đốc 3 điểm thi, An Phú 2 điểm thi, Châu Phú 4 điểm thi, Tịnh Biên 2 điểm thi). Mỗi phòng thi chỉ bố trí 12 thí sinh để thực hiện giãn cách phòng, chống dịch.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Giám đốc 
Sở GD&ĐT An Giang.

Cùng với tăng cường phối hợp các sở, ngành và 4 địa phương trong khâu tổ chức, Sở GD&ĐT điều động nhân sự hơn 780 người tham gia tổ chức thi tại 11 điểm thi, nhân sự tham gia ban trực coi thi và xử lý thông tin, nhân sự tại điểm thi dự phòng và thanh tra coi thi… Mặc dù đang giãn cách, nhưng chính quyền, các ngành, cấp có liên quan phối hợp với ngành Giáo dục tạo điều kiện thật tốt để tất cả thí sinh đến trường thi một cách thuận lợi, an toàn.

Các điều kiện tổ chức kỳ thi phải nghiêm ngặt, kết quả thi công bằng giữa thí sinh đợt 1, đợt 2 và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh kể cả phụ huynh và các lực lượng tham gia vào kỳ thi trong tình hình dịch bệnh.

Sở GD&ĐT đã tham mưu Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh triển khai kế hoạch Kỳ thi đợt 2 có tính toán rất kỹ các phương án. Trong đó đặc biệt là việc ứng phó dịch bệnh, ngành Giáo dục cùng với ngành Y tế và các địa phương (các huyện, thị xã, thành phố) đã có sự chuẩn bị chu đáo trong phối hợp thực hiện. Chuẩn bị tất cả điều kiện phòng chống dịch, tổ chức nơi ăn, nơi nghỉ, an toàn vệ sinh thực phẩm, giao thông đi lại, tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho các đối tượng tham gia kỳ thi…

Do dịch bệnh, Kỳ thi đợt 2 phải tổ chức gói gọn trong địa bàn một số huyện tập trung đông các em không thi được ở đợt thi thứ nhất. Có một số thí sinh phải di chuyển đến các điểm thi đặt ở huyện khác. Theo đó, các huyện có tổ chức điểm thi cho thí sinh ở huyện khác đã lên phương án hỗ trợ địa điểm ăn, nghỉ. Đối với các em phải dự thi ở xa trong đợt này, vì tình hình chung, mong các em và gia đình hết sức cố gắng, đặc biệt là thí sinh cư ngụ ở ngoài tỉnh (Đồng Tháp) học tại các trường ở Chợ Mới (An Giang) không thi được ở đợt 1.

Theo kế hoạch đã xây dựng, địa phương tổ chức phương tiện đưa đón các em từ chốt kiểm dịch huyện Chợ Mới đến địa điểm tập trung thi. Tỉnh An Giang cũng có tiếp nhận 2 thí sinh tỉnh Hậu Giang và 1 thí sinh tỉnh Kiên Giang gửi sang dự thi, được bố trí vào điểm thi THPT Trần Văn Thành (huyện Châu Phú). Các thí sinh này được tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thi.

Ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang: Kinh nghiệm quý báu từ kỳ thi đợt 1

Kỳ thi lần này, tỉnh Tiền Giang đã chuẩn bị chặt chẽ từ cơ sở vật chất tới đội ngũ cán bộ coi thi. Trong đó, việc đảm bảo an toàn cho thí sinh và cán bộ coi thi được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang.
Ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD&ĐT 
Tiền Giang.

Mọi công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 được tỉnh Tiền Giang tính toán hết sức cẩn thận và lên các phương án dự phòng. Việc tổ chức kỳ thi đợt 2 lần này đã nhận được sự đồng tình từ phía phụ huynh và thí sinh tham gia.

Việc tổ chức 2 kỳ thi vừa qua (Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1) đã để lại nhiều bài học quý báu trong công tác tổ chức thi. Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh Tiền Giang dồn hết sức để tổ chức kỳ thi đợt 2 lần này, trên tinh thần an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, với tinh thần tất cả vì học sinh, Tiền Giang đã chuẩn bị kỹ các điều kiện để tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Sau khi thăm dò nguyện vọng của thí sinh, Tiền Giang có 28 thí sinh có nguyện vọng thi để lấy điểm xét tuyển vào đại học.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Tiền Giang thực hiện “3 tại chỗ” cho tất cả thí sinh và cán bộ coi thi. Theo đó, thí sinh và cán bộ coi thi được ăn, nghỉ ngay tại điểm thi. Sở cũng chuẩn bị kỹ điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại điểm thi như thay khẩu trang mỗi buổi, đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn, phòng dành cho thí sinh F1, F2, F3, phòng ăn nghỉ cho thí sinh và lãnh đạo, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát…

Thực hiện yêu cầu phòng chống dịch, mỗi phòng thi được bố trí từ 4 - 9 thí sinh, bảo đảm việc giãn cách tối đa. Công tác ăn, ngủ, nghỉ ngơi cũng được chuẩn bị chu đáo, mỗi phòng của ký túc xá Trường THPT chuyên Tiền Giang bố trí 1 - 2 thí sinh. Việc xét nghiệm Covid-19 được tiến hành trong buổi đầu tiên và xét nghiệm lại một lần nữa trước khi kỳ thi kết thúc. Công tác khử khuẩn cũng sẽ làm định kỳ sau khi mỗi buổi thi kết thúc…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.