Tỉnh phải hỗ trợ tối đa thí sinh quá trình dự thi tốt nghiệp THPT

GD&TĐ - Ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng làm việc về công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Đồng Nai.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 kiểm tra tại điểm thi Trường THPT Trấn Biên.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 kiểm tra tại điểm thi Trường THPT Trấn Biên.

Huy động gần 6.000 cán bộ, giáo viên cho kỳ thi

Làm việc tại tỉnh Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cùng đoàn công tác số 1 đã đến thăm, kiểm tra điểm in sao đề thi và 2 điểm thi là Trường THPT Trấn Biên, Ngô Quyền.

Báo cáo về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, ông Võ Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương có hơn 33.263 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có trên 26.009 thí sinh THPT, 7.254 thí sinh từ Trung tâm giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do.

Quang cảnh buổi làm việc tại UBND tỉnh Đồng Nai.

Quang cảnh buổi làm việc tại UBND tỉnh Đồng Nai.

Kỳ thi năm nay, tỉnh Đồng Nai có 59 điểm thi chính và 11 điểm thi dự phòng tại 11 huyện, thành phố với gần 6.000 nhân sự tham gia phục vụ kỳ thi.

Tỉnh Đồng Nai cũng đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thi cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác thi, tổ chức các hội nghị chuyên môn để tập huấn nghiệp vụ trước khi kỳ thi bắt đầu.

Cùng với đó là tích cực tuyên truyền về công tác chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Bộ GD&ĐT và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, rõ ràng về mục đích, ý nghĩa và những nội dung cơ bản liên quan đến kỳ thi, nhất là các vấn đề có tính chất đổi mới để tạo sự đồng thuận cao của xã hội.

Phối hợp với các đơn vị Công an, Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, Điện lực Đồng Nai,… hỗ trợ công tác bảo vệ, đảm bảo an ninh kỳ thi, tham gia vào Ban sao in đề thi, vận chuyển đề, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công tác phòng chống dịch bệnh,…

Ông Võ Ngọc Thạch báo cáo tại buổi làm việc.

Ông Võ Ngọc Thạch báo cáo tại buổi làm việc.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo UBND xã, phường có biện pháp hỗ trợ công tác an ninh trật bên ngoài khu vực đặt điểm thi, làm tốt công tác phối hợp hợp giữa chính quyền, nhà trường với các đoàn, hội, quần chúng tại địa phương để động viên con em nỗ lực học tập, thực hiện kỳ thi an toàn, nghiêm túc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các điểm thi hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng thời kiểm tra các địa điểm dịch vụ photocopy không sao chép, thu nhỏ tài liệu, góp phần phòng ngừa thí sinh vi phạm quy chế thi, có biện pháp ngăn chặn các hiện tượng gây rối an ninh trật tự, hành hung các thầy cô giáo làm công tác thi.

Bà Trương Thị Kim Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Bà Trương Thị Kim Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Bà Trương Thị Kim Huệ, Giám đốc Sở GD&-ĐT, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tỉnh Đồng Nai cho biết: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nhất trong năm nên công tác chuẩn bị đều phải chu đáo, trong đó yếu tố an toàn được đòi hỏi cao nhất, chủ động với các phương án, tình huống có thể xảy ra. Sở GD&ĐT cùng các sở, ngành và địa phương đang phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi”.

Chủ động mọi tình huống

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi của tỉnh Đồng Nai. Trong những năm qua, công tác tổ chức thi tại địa phương diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, Tỉ lệ tốt nghiệp cao, trong 3 năm gần đây đều trên 96%.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra tủ đựng bài thi tại điểm thi Trường THPT Trấn Biên.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra tủ đựng bài thi tại điểm thi Trường THPT Trấn Biên.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao việc tỉnh Đồng Nai đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo về kỳ thi kịp thời, chủ động, có kế hoạch chi tiết, toàn diện… Cùng với đó là công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Đồng Nai.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sắp diễn ra, tỉnh Đồng Nai tiếp tục quán triệt toàn bộ cán bộ làm thi nhận thức đúng về tính chất kỳ thi; đảm bảo sự nghiêm túc, công bằng, khách quan.

Thành viên đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT phát biểu tại buổi làm việc.

Thành viên đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng thời địa phương cũng cần chủ động xây dựng tình huống giả định trong quá trình tổ chức thi, từ đó có phương án xử lý kịp thời, đúng quy chế. Cần coi trọng công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất một cách chi tiết và thận trọng, nhất là các trang thiết bị máy móc phục vụ in sao, chấm thi, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối.

Tỉnh phải đặc biệt coi trọng yếu tố con người, nhất là những người được giao những nhiệm vụ trọng yếu, không được để xảy ra sơ suất về mặt con người. Đặc biệt là cần làm tốt công tác phối hợp với các sở ngành trong kỳ thi một cách thông suốt, nhịp nhàng.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra cơ sở vật chất tại điểm thi Trường THPT Ngô Quyền.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kiểm tra cơ sở vật chất tại điểm thi Trường THPT Ngô Quyền.

“Tỉnh phải hỗ trợ tối đa cho tất cả các thí sinh trong quá trình dự thi tốt nghiệp. Không để học sinh nào khó khăn về vật chất, phương tiện giao thông mà không đến được điểm thi. Đồng thời chủ động cung cấp thông tin cho báo chí làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ tính nghiêm túc của kỳ thi, tránh xảy ra những vi phạm dẫn đến bị xử lý,...

Đặc biệt, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai cần chuẩn bị các điều kiện và làm tốt công tác chấm thi, đảm bảo đúng quy chế, quy trình và đúng với tiến độ chấm thi cũng như công bố kết quả theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.

“Tỉnh Đồng Nai tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với tinh thần “4 đúng” và “3 không”: Đúng quy chế, hướng dẫn thi; đúng và đủ quy trình; đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ; đúng thời điểm xử lý tình huống bất thường. “3 không” là không lơ là chủ quan; không căng thẳng, áp lực quá mức; không tự ý xử lý những tình huống bất thường”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lưu ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.