Tình báo Nga, Mỹ bị tố giấu giếm sự thật về thảm kịch MH17

Hãng luật Wisner có trụ sở ở Mỹ, đại diện cho nhiều gia đình nạn nhân thảm kịch MH17 cho rằng, các cơ quan tình báo Nga và Mỹ trên thực tế đã biết chuyện gì xảy ra với chiếc máy bay xấu số, song vì lý do nào đó mà không chịu hé lộ sự thật.

Tình báo Nga, Mỹ bị tố giấu giếm sự thật về thảm kịch MH17

Tình báo Nga, Mỹ bị tố giấu giếm sự thật về thảm kịch MH17 ảnh 1

Bó hoa tươi tưởng niệm các nạn nhân được đặt trên mảnh vỡ còn sót lại của chuyến bay MH17 sau khi bị rơi xuống miền Đông Ukraine ngày 17.7.2014

Theo công ty này, Tổng thống Nga, Mỹ - ông Barack Obama và Vladimir Putin - đều đã được cung cấp các thông tin tình báo và có thể đã nắm trong tay 95% sự thật về thảm kịch MH17 chỉ vài ngày sau khi chiếc máy bay xấu số của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi xuống miền Đông Ukraine - khu vực đang có chiến sự ác liệt cách đây đúng 1 năm.

Chiếc phi cơ Boeing 777--200ER mang số hiệu MH17 bị rơi khi đang trên đường từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) vào ngày 17.7.2014 cướp đi mạng sống của 298 người có mặt trên máy bay.

Giới chức trách phương Tây và Ukraine ra sức cáo buộc, phe ly khai miền Đông Ukraine được Nga hậu thuẫn đã dùng tên lửa đất đối không bắn rơi máy bay và liên tục gây áp lực đòi Moscow phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch này. Theo giới chức trách Mỹ, chuyến bay MH17 đã bị tên lửa SA-11 (tên phổ biến hơn là tên lửa Buk) do Nga sản xuất bắn rơi do nhầm lẫn hoặc sơ xuất.

Tuy nhiên, Moscow kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc đồng thời tố ngược rằng, chính quân đội Ukraine đã bắn rơi chuyến bay MH17 bằng tên lửa đất đối không hoặc tên lửa gắn trên chiến đấu cơ.

Tình báo Nga, Mỹ bị tố giấu giếm sự thật về thảm kịch MH17 ảnh 2

MH17 rơi, gây ra vụ chảy nổ lớn

Theo hãng luật Wisner, cả phía Mỹ và Nga đang cố tình giấu giếm sự thật, không chịu cung cấp thông tin chính xác về những gì đã xảy ra với chiếc phi cơ cho gia đình các nạn nhân.

"Các nguồn tin của chúng tôi đều khẳng định rằng, các cơ quan tình báo của Mỹ và Nga đã nắm được tới 95% sự thật về thảm kịch chỉ vài ngày sau ngày 17.7.2014. Tổng thống Obama và Tổng thống Putin chắc chắn cũng đã được cung cấp những thông tin này", BBC dẫn tuyên bố của hãng luật Wisner.

Mới đây, hãng luật Wisner cũng đại diện cho 18 gia đình nạn nhân (trong đó có 6 công dân Anh), đâm đơn kiện thủ lĩnh phe ly khai Đông Ukraine Igor Girkin với cáo buộc ông đứng sau thảm kịch này.

Gia đình các nạn nhân cũng đòi bồi thường 900 triệu USD song nhấn mạnh, chuyện tiền bạc trên thực tế không quan trọng bằng sự thật và công lý phải được thực thi.

Trước đó, Ban An toàn Hà Lan, cơ quan chịu trách nhiệm điều tra thảm kịch đã công bố báo cáo sơ bộ cho biết, chuyến bay MH17 bị rơi sau khi bị "nhiều vật thể tốc độ cao" đâm trúng.

Hiện hộp đen của MH17 chứa thông tin kỹ thuật về chuyến bay cũng như các cuộc hội thoại trong buồng lái đang được phân tích tại phòng nghiên cứu ở Vương quốc Anh. Các nhà điều tra kỳ vọng, sau khi việc phân tích dữ liệu hộp đen hoàn tất, những uẩn khúc trong thảm kịch này sẽ được làm sáng tỏ.

Tình báo Nga, Mỹ bị tố giấu giếm sự thật về thảm kịch MH17 ảnh 3

Ba mẹ con người Úc dự lễ tưởng niệm các nạn nhân tại Canberra

Thủ tướng Malaysia, Najib Razak mới đây cho biết, Ban An toàn Hà Lan dự kiến ​​sẽ công bố báo cáo cuối cùng về thảm kịch vào đầu tháng 10. Hôm nay (17.7), theo BBC dân làng Grabove - điểm gần hiện trường vụ tai nạn nhất đã tổ chức lễ tưởng niệm cho các nạn nhân.

Úc (quốc gia có 39 công dân thiệt mạng trong thảm kịch) cũng tổ chức buổi lễ tưởng niệm tương tự tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.

Phát biểu trong buổi lễ này, Thủ tướng Tony Abbott tuyên bố, nước này vẫn mắc nợ các nạn nhân khi tội ác chưa bị trừng phạt. Ông Abbott cũng đã gặp mặt riêng từng gia đình nạn nhân để an ủi họ. Tại Hà Lan, lễ tưởng niệm các nạn nhân được tổ chức tại thành phố Nieuwegein. Trong khi đó, Malaysia đã tổ chức tưởng niệm sớm tại thủ đô Kuala Lumpur vào ngày 11.7.

Theo 24h

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.