TIn vui cho bệnh nhân Việt bị suy tim

GD&TĐ - Hôm nay (10/6), GS Bùi Đức Phú - Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế - cho biết: Sau hơn 2 ngày cấy tim nhân tạo bán phần, đến nay ngư dân Hoàng Quốc B (39 tuổi quê ở Quảng Bình) đã tỉnh táo, có thể ngồi dậy trò chuyện, ăn uống nhẹ. 

- Sau 3 ngày phẩu thuật thay tim đến nay anh Hoàng Quốc B đã có thẻ ăn nhẹ và nói chuyện bình thường.
- Sau 3 ngày phẩu thuật thay tim đến nay anh Hoàng Quốc B đã có thẻ ăn nhẹ và nói chuyện bình thường.

Đây là thành công ngoài mong đợi của các y bác sĩ.

Tính đến 19h tối 9/6, anh B. có cảm giác khỏe, ăn ngủ được. Huyết động ổn định. Nhịp xong 80 - 90 lần/phút; huyết áp 100/75mmHg; bão hòa oxy sp02 95-100%; lượng nước tiểu 2,5 lit/24g. Tim nhân tạo Heartware hoạt động ổn định: 2400 vòng quay, các thông số đang rất ổn định. 

Hiện các chuyên gia của Bệnh viện T.Ư Huế đang theo dõi và chăm sóc cho anh B. ở mức cao nhất. Trên thế giới, đã có bệnh nhân sống bảy năm bằng quả tim nhân tạo Heartware với chất lượng cuộc sống tốt. Đây là ca mổ cấy tim nhân tạo đầu tiên được thực hiện tại nước ta.

Như báo Giáo dục Thời đại đã đưa tin, ngày 6/6, lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ của Bệnh viện T.Ư Huế, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Saint Vintcent (Úc) đã thực hiện ca cấy ghép tim nhân tạo bán phần cho ngư dân Hoàng Quốc B, 39 tuổi, mắc bệnh cơ tim dãn giai đoạn cuối, không còn đáp ứng với điều trị nội khoa. 

Mặc dù bệnh nhân được đưa vào danh sách chờ ghép tim, phổi nhưng với nguồn tạng rất hiếm, khả năng bệnh nhân tử vong trong thời gian vài tháng đã được dự liệu.

Cũng theo lời GS Phú, kết quả ca mổ đã mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị các bệnh nhân suy tim, suy tim - phổi giai đoạn cuối bằng công nghệ hiện đại. 

Đặc biệt, với những bệnh nhân suy tim nặng giai đoạn cuối chờ ghép tim thì đây là giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân, tránh trường hợp tử vong trước khi tìm được nguồn tạng hiến phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.