Tin vắn

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TPHCM: Xe khách tăng 40% giá vé dịp lễ 30/4

Chiều 22/4, Phó Giám đốc Bến xe miền Đông Nguyễn Hoàng Huy cho biết, năm nay kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục, dự báo lượng khách tăng 2% so với cùng kỳ. Để bù chi phí chiều xe chạy rỗng từ các tỉnh, thành về TPHCM trong dịp này, đơn vị vận tải tại bến tăng giá vé 40% so với ngày thường.

Mức phụ thu cho chiều xe chạy rỗng năm nay không quá 40%, áp dụng từ ngày 26 - 28/4 cho các tuyến từ Quảng Ngãi trở vào các tỉnh phía Nam, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và từ các tỉnh miền Tây. Dự kiến, thời gian phục vụ hành khách dịp lễ từ chiều 26/4. Ngày cao điểm nhất là 28/4, với 48.000 lượt khách, tương đương gần 1.600 lượt xe ra vào bến. Tại Bến xe Miền Tây, ban lãnh đạo bến xe cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4, lượng hành khách qua bến có thể đạt 62.000 - 65.000 khách/ngày, tăng 2 - 4% so với cùng kỳ. Mức phụ thu tăng không quá 40%.

Phát hiện 7 trung tâm đăng kiểm vi phạm

Ngày 22/4, Cục Đăng kiểm VN cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay đã tổ chức 17 đợt kiểm tra chuyên ngành về hoạt động kiểm định đối với các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, qua đó phát hiện 7 trung tâm, với 13 đăng kiểm viên vi phạm. Cục đã đình chỉ hoạt động đăng kiểm 1 - 3 tháng đối với các đăng kiểm viên vi phạm, đóng cửa hoạt động một trung tâm và yêu cầu các trung tâm khác chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động đăng kiểm của đơn vị.

Các đơn vị đăng kiểm vi phạm, có đăng kiểm viên bị kỷ luật gồm: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới số 98-03D Bắc Giang, 72-03D Bà Rịa - Vũng Tàu, 60-05D Đồng Nai, 50-03V TPHCM, 50-09D TPHCM, 50-02S TPHCM, 62-01S Đồng Nai. Trong đó, trung tâm đăng kiểm 98-03D Bắc Giang bị thu hồi giấy chứng nhận hoạt động kiểm định, phải ngừng hoạt động kiểm định từ giữa tháng 4/2019.

Không về đích đúng hạn, cao tốc Bắc - Nam sẽ hụt thêm 600 nghìn tỉ đồng

Ngày 22/4, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do ông Nguyễn Đức Kiên và ông Dương Quốc Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cùng lãnh đạo Bộ GTVT đã tiến hành khảo sát dự án tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…

Ông Nguyễn Đức Kiên cho biết, nếu các dự án cao tốc Bắc - Nam không hoàn thành vào năm 2021 - 2022 như mục tiêu đề ra thì số tiền đầu tư khoảng gần 200 nghìn tỉ đồng của Nhà nước và huy động qua BOT sẽ không phát huy tác dụng. Một đồng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông có thể huy động thêm 3 đồng vốn vào đầu tư phát triển KT-XH. Như vậy, sẽ hụt thêm khoảng 600 nghìn tỉ đồng tiền đầu tư vào trong phát triển KTXH. Ngoài ra, việc đưa các tuyến đường cao tốc đúng thời hạn sẽ mang lại nhiều lợi ích khác, nhất là về vận tải đường bộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.