Tìm nguyên nhân sa sút của giáo dục Phần Lan

GD&TĐ - Trong những cuộc khảo sát trình độ học sinh quốc tế (PISA) đầu thế kỉ 21 – khảo sát thực hiện 3 năm/lần kĩ năng đọc, toán và khoa học đối với học sinh 15 tuổi tại các nước phát triển – Phần Lan luôn đứng đầu. Tuy nhiên sự tụt hạng của Phần Lan trong bảng xếp hạng mới đây đặt ra câu hỏi lớn…

Tìm nguyên nhân sa sút của giáo dục Phần Lan

Tiếp đà sa sút

PISA không khảo sát kiến thức học thuộc mà đánh giá khả năng ứng dụng lí thuyết và tư duy trong trả lời câu hỏi. Học sinh Phần Lan thành công trong những bài kiểm tra này tới mức mà các nhà quản lí giáo dục tại nhiều quốc gia đã coi hệ thống giáo dục Phần Lan là một hình mẫu tiêu biểu để học tập.

Tuy nhiên kết quả khảo sát PISA 2015 được công bố mới đây cho thấy Phần Lan tiếp tục trên đà sa sút sau kết quả PISA 2012 cho thấy điểm toán của học sinh nước này rơi khỏi tốp 10 lần đầu tiên. Điểm toán giảm sút 2,8% năm 2012 so với năm 2009. Điểm khoa học giảm 3%, điểm đọc giảm 1,7%.

Trong kết quả PISA 2015, điểm của học sinh Phần Lan giảm ở cả 3 môn: 11 điểm ở khoa học, 5 điểm ở đọc và 10 điểm ở toán. Trong khi đó, toàn bộ các quốc gia thuộc “nhóm 2” giữ nguyên điểm số hoặc tăng nhẹ. Phần Lan hiện xếp hạng 12 ở toán, thứ 5 ở khoa học và thứ 4 ở đọc.

Câu hỏi đặt ra là giáo dục Phần Lan đang sa sút từ nội tại hay các nền giáo dục khác đang bắt kịp.

Chuyên gia về chính sách giáo dục Phần Lan và tác giả cuốn sách bán chạy “Những bài học Phần Lan 2.0 Thế giới có thể học gì từ thay đổi giáo dục tại Phần Lan” – Pasi Sahlerg – phân tích rằng khó có thể đưa ra một lí giải thỏa đáng nếu chỉ căn cứ vào một cuộc khảo sát. Tuy nhiên, Sahlerg thừa nhận GD Phần Lan có dấu hiệu tụt hậu so với chính mình.

Đi tìm nguyên nhân

Sahlerg chỉ ra 2 lí do chính dẫn tới sự giảm sút điểm số mà đã xuất hiện từ khoảng 8 năm trước.

Trước hết, đó là xu hướng sa sút kết quả học tập của nam sinh Phần Lan ở mức báo động trong thập kỉ qua. Hiện tượng này tại Phần Lan rõ rệt hơn bất cứ quốc gia nào trong tổ chức OECD. Hệ quả, Phần Lan là nước duy nhất nữ sinh vượt xa nam sinh không chỉ ở đọc mà còn ở toán và khoa học. Một nhân tố giải thích cho sự chênh lệch giới trong kết quả học tập tại Phần Lan là sự mai một thói quen đọc sách ở nam sinh. Sự phổ biến của thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại di động ở nam sinh trong thập kỉ này thực sự đã làm tăng tốc xu hướng này.

Thứ hai, Phần Lan đang trải qua thời kì suy thoái kinh tế rất nghiêm trọng kể từ năm 2008 và lĩnh vực giáo dục ảnh hưởng hơn các lĩnh vực công cộng xã hội khác. Việc thắt lưng buộc bụng chi tiêu đã khiến hơn 300 khu vực hành chính ở Phần Lan cắt giảm chi tiêu, sát nhập trường học, tăng sĩ số lớp học… Tác hại lớn nhất của khó khăn tài chính là giảm số nhân viên hỗ trợ, trợ giảng và nhân viên giáo dục chuyên biệt. Điểm mạnh trước đây của giáo dục Phần Lan là số học sinh kém tương đối ít. Nay, số học sinh điểm thấp trong đọc, toán và khoa học cao gần bằng mức trung bình quốc tế.

Thời gian ngồi màn hình tăng cắt xén thời gian dành cho sách và kĩ năng đọc nói chung. Theo một số thống kê quốc gia, hầu hết thanh thiếu niên tại Phần Lan lướt mạng Internet hơn 4 tiếng/ngày (chưa kể thời gian ngồi xem tivi). Tăng thời gian sử dụng công nghệ số cho giao tiếp, tương tác và giải trí khiến cho khả năng tập trung vào những khái niệm phức tạp như trong toán và khoa học – khó hơn. Đây là vấn đề nhiều quốc gia phát triển đối mặt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.