Tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp từ ứng dụng công nghệ tiên tiến

GD&TĐ - Sáng 2/10, tại Trường ĐH Văn Hiến đã diễn ra Hội thảo “Ứng dụng Công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp" với sự tham gia đông đảo của chuyên gia trong và ngoài nước.

PGS.TS Từ Minh Thiện- Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến phát biểu tại hội thảo
PGS.TS Từ Minh Thiện- Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến phát biểu tại hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của TS. Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ; GS.TS. Bùi Chí Bửu – Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp

Hội thảo Ứng dụng Công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp - Application of Advanced Technologies In Agriculture (AATA) do Trường Đại học Văn Hiến, Đại học Cần Thơ và Đại học Okayama (Nhật Bản) cùng phối hợp tổ chức nhằm chia sẻ và thảo luận sâu về các chủ đề: Khoa học Cây trồng, Khoa học Vật nuôi và Thủy sản, Khoa học Thực phẩm và các vấn đề liên quan khác như môi trường, biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Từ Minh Thiện- Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến cho biết: Nông nghiệp là một ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Từ năm 1996, công nghệ sinh học được lựa chọn là một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề được các nhà khoa học và các doanh nghiệp lớn quan tâm rất nhiều. Hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học từ các quốc gia như Israel, Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước trên thế giới có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó có Việt Nam.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

“Là lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, trong những năm qua ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Công nghệ sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu cho một nền nông nghiệp tiên tiến, bền vững và hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Hội thảo hôm nay với sự hợp tác của Trường Đại học Okayama, Đại học Cần Thơ và Đại học Văn Hiến đồng tổ chức, kỳ vọng sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học thảo luận và cùng tìm ra các giải pháp phù hợp trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật, nghiên cứu các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường bền vững” - PGS.TS Từ Minh Thiện nói.

Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm 

Với 24 tham luận được các học giả, nhà nghiên cứu gửi về Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau mổ sẻ, trao đổi kinh nhiều ở nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: Ứng dụng công nghệ cao trong Khoa học Cây trồng; Khoa học Vật nuôi và Thủy sản, Ứng dụng công nghệ cao trong Khoa học Thực phẩm… Qua đó cùng nhau đưa ra các giải pháp để xây dựng, ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp nhằm gia tăng năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp sạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.