Lõi của UW-158, tiểu hành tinh được cho là chứa khoảng 90 triệu tấn bạch kim bên trong này sẽ đến gần Trái đất gấp 30 lần so với hành tinh từng đạt khoảng cách gần nhất với chúng ta vào khoảng 10 giờ tối Chủ nhật (giờ địa phương tại Anh).
Các nhà chiêm tinh sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tượng với sự giúp đỡ của Slooh, một dự án kết nối các kính thiên văn với mạng internet công cộng, rồi phát sóng trực tiếp hình ảnh từ một đài quan sát ở quần đảo Canary.
Nhà thiên văn Bob Berman cho biết: "Sẽ luôn là điều tuyệt vời khi có một tiểu hành tinh lướt qua thế giới của chúng ta và các kính thiên văn Slooh sẽ xem được trực tiếp cảnh tiểu hành tinh 2011 UW-158 tiến gần Trái đất 30 lần so với hành tinh từng đạt khoảng cách gần nhất, vào 19/7 này. Điều khiến sự kiện này càng trở nên đặc biệt chính là trữ lượng bạch kim khổng lồ chứa bên trong nó".
Tiểu hành tinh UW-158 chứa bên trong hàng chục triệu tấn bạch kim
Các tiểu hành tinh như UW-158 được công ty thăm dò Planetary Resources gọi là tiểu hành tinh "loại X", những nơi chứa nhiều loại quặng quý có thể được khai thác trong tương lai.
Hôm qua, công ty đã trình làng A3R, mẫu xe thử nghiệm đầu tiên giúp kiểm tra các công nghệ khai thác quặng từ các tiểu hành tinh tại Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Công ty hiện đã lên một danh sách gồm hàng chục tiểu hành tinh "loại X" trên khắp hệ mặt trời.
Peter H. Diamandis, đồng sáng lập kiêm đồng chủ tịch Planetary Resourses, cho biết: "Việc triển khai thành công A3R là một cột mốc quan trọng đối với Planetary Resourses trong việc đưa chúng ta tiến gần hơn tới quá trình khảo sát các tiểu hành tinh giàu tài nguyên. Nhóm chúng tôi đang phát triển các công nghệ sẽ cho phép nhân loại tạo ra một nền kinh tế ngoài hành tinh mà về cơ bản sẽ thay đổi cách chúng ta sống trên trái đất".