Các nhà khoa học bí mật tập hợp ở Green Bank là nhằm tìm kiếm hay nói chuyện với người hành tinh lạ. Họ đã mạnh dạn khởi động cái gọi là săn lùng trí tuệ ngoài Trái đất thời hiện đại (SETI).
Quay trở lại thời điểm năm 1958, một tiến sĩ mới toanh của Đại học Harvard tên là Frank Drake đã tìm tới Đài quan sát Green Bank. Lúc đó Drake đã tìm ra các mục tiêu thiên văn học vô tuyến điển hình: Vành đai bức xạ Van Allen xung quanh Trái đất, hay nhiệt độ bề mặt của sao Kim, hoặc vành đai bức xạ của sao Mộc.
Nhưng vào một ngày nọ trong năm 1960, TS Drake và các đồng nghiệp của ông thay vì chú tâm vào tìm kiếm 2 ngôi sao Tau Ceti (chòm sao Kình Ngư) và sao Epsilon Eridani (chào sao cùng tên), thì mục tiêu của họ xem ra có vẻ đơn giản: Săn lùng “người hành tinh lạ” thông qua các kiểu thông tin vô tuyến nhận được từ các dạng trí tuệ ngoài trái đất. Khi đó khái niệm về UFOs trở nên phổ biến, và nghiên cứu của TS Drake cũng khá hợp pháp, nó cũng là một trong những cuộc tìm kiếm khoa học đầu tiên về “người hành tinh lạ”.
Công trình của TS Frank Drake đã được cổ vũ bởi 2 ông Giuseppe Cocconi và Philip Morrison, họ là đồng tác giả của một bài viết đăng trên tờ Nature từ năm 1959 với cái tiêu đề giật gân “Tìm kiếm thông tin liên lạc liên hành tinh”, cho đến nay nó vẫn là một văn bản nền tảng của SETI.
Đài quan sát Green Bank, chuyên trách thu thập các tín hiệu ngoài Trái đất đặt tại Tây Virginia (Mỹ). Ảnh: Noonstop.org |
Nói chuyện với cá heo
Trong lúc TS Frank Drake khởi động một số chương trình SETI đầu tiên, thì ông John Lilly (bác sĩ, triết gia, văn sĩ và nhà phát minh) lại đang cố gắng để giao tiếp với trí tuệ ngoài Trái đất theo cách riêng của mình. Lilly không mất công tìm đâu xa. Thực sự mà nói thì nhân loại được bao quanh bởi nhiều dạng trí tuệ. Những con vượn (tổ tiên xa xưa của chúng ta) đã hiểu được ngôn ngữ thô sơ và dường như chúng là một tổ chức xã hội có cơ cấu cao, các kỹ năng sử dụng công cụ làm việc và tự giác ngộ. Các sinh vật lớn và nhỏ như voi và quạ cũng có những chất lượng như thế (ngạc nhiên không, ngay đến loài lợn cũng khá thông minh).
Cuộc sống thông minh không chỉ là đặc quyền trên cạn. Bộ não của con bạch tuộc cũng là một trong những sinh vật thông minh nhất trên trái đất; hay gần với bạch tuộc là mực ống cũng cò trí tuệ không hề thua kém. Nhưng trong thế giới các loài thú có vú của biển cả, phải kể đến sự thông minh kỳ lạ của cá heo và cá voi. Ông John Lilly muốn hiểu và giao tiếp với cá voi bằng cách “nói” bằng ngôn ngữ của chúng.
Ý tưởng của ông Lilly đã được thực hiện một cách hết sức nghiêm túc: Sáng lập ra Viện Nghiên cứu thông tin liên lạc (CRI) vào cuối thập niên 1950, và cho công bố công trình nghiên cứu nhấn mạnh rằng Lilly đã nỗ lực “nói chuyện” với cá heo để cùng làm việc. John Lilly cũng quan sát các thí nghiệm của mình như là một cách thức nhằm trợ giúp cho các nỗ lực tiếp xúc với “người hành tinh lạ”. Ông Lilly suy nghĩ rằng: “Nếu chúng ta có thể giải mật được ngôn ngữ của cá heo thì không lâu nữa loài người có thể cũng giải mật được việc liên lạc với sự sống ngoài Trái đất”.
Phương trình Drake
Nhóm các nhà khoa học kỳ cựu trong chương trình SETI là Allen Ginsberg, Timothy Leary và John C. Lilly vào năm 1991. Ảnh: Philip H. Bailey/Wikipedia |
Năm 1961 tại Đài quan sát Green Bank. Ủy ban khoa học không gian (SSB), một nhánh của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (NAS) đã trao sứ mạng cho nhà khoa học kiêm chuyên gia về đạn đạo J.P.T. Pearman đứng ra tổ chức một buổi họp nhằm mở rộng cuộc tìm kiếm người hành tinh lạ. Không chỉ là buổi họp bí mật mà ngay cả công luận cũng không mảy may hay biết.
Ông Pearman đã tập hợp được 10 nhà khoa học tên tuổi (Drake và Lilly cũng ở trong nhóm này) cũng như Philip Morrison, chuyên gia vô tuyến Dana Atchley, nhà hóa sinh nổi tiếng Melvin Calvin, nhà thiên văn quang học Su-Shu Huang (người đầu tiên hình thành khái niệm về các ngôi sao có khu vực sinh sống), nhà tiên phong điện toán Barney Oliver và nhà thiên văn vô tuyến người Nga - Otto Struve. Thành viên cuối cùng trong nhóm 10 nhà khoa học kỳ cựu là Carl Sagan.
Thành quả lớn nhất của buổi họp là sự ra đời cái gọi là “Phương trình Drake”. Phương trình Drake được định lượng bằng sự hình thành các ngôi sao, định dạng hành tinh, khả năng phát sinh ra cuộc sống thông minh cũng như các yếu tố cần thiết khác để người ngoài Trái đất có thể tồn tại. Phương trình có chuỗi ký tự là N = R* • f^p • n^e • f^l • f^i • f^c • L. Phương trình Drake là một thứ biểu tượng hơn là sự mô tả, một công cụ suy nghĩ giúp các nhà khoa học hình dung về cuộc sống của các dạng trí tuệ ngoài Trái đất. Phương trình Drake cũng là hướng đi của SETI trong các thập niên kế tiếp và đưa ra một phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp với nhiều ngành khoa học hợp pháp khác.
Những đột phá từ nghiên cứu
Ông John Lilly kể rằng ông cũng nghe về những tín hiệu ngôn ngữ của cá heo và ghi âm lại. Thực vậy, nếu chúng ta tua chậm lại các đoạn băng thì tiếng kêu của âm thanh cá heo trông hao hao như ngôn ngữ con người. Chúng tôi hoàn toàn bị mê hoặc bởi những báo cáo này. Chúng tôi dự cảm về sự tồn tại của một dạng trí tuệ phi con người vốn có nguồn gốc ngoài Trái đất.
Cuối buổi họp, tất cả các thành viên tham dự đều gọi họ là “Trật tự cá heo”. Ông Melvin Calvin sau niềm vui ngây ngất bởi nhận được giải Nobel đã phát những cái ghim kỷ niệm cho những người tham dự.
Nhờ vào Phương trình Drake mà nhiều nguồn lực hơn đã đổ vào các sứ mạng của SETI, mà công đầu thuộc về khoản tiền tài trợ trị giá 100 tỷ USD đến từ tỷ phú Nga, Yuri Milner, vào một dự án gọi là “Sáng kiến nghe đột phá”. Ngay cả nếu các nỗ lực của SETI mà thất bại thì NASA và các cơ quan khác vẫn không bỏ cuộc, họ vẫn sẽ chi tiền nhằm tìm kiếm sự sống gần với Trái đất như sao Hỏa chẳng hạn, hay ngày hôm nay là trên các mặt trăng của những thiên thể Enceladus, Europa, Titan hay Triton.
Nói cách khác, tài liệu khoa học về người hành tinh lạ có thể biến thành sự thật trong những thập niên sắp tới. Dẫu có những lời hoài nghi thì công việc về “Trật tự cá heo” vẫn đang tiếp tục và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.