Tiết lộ bất ngờ về việc nên dùng nước nóng hay nước lạnh để rửa mặt?

Theo các chuyên gia, dùng nước nóng hay nước lạnh rửa mặt đều không tốt bằng dùng nước ấm.

Tiết lộ bất ngờ về việc nên dùng nước nóng hay nước lạnh để rửa mặt?

Một số người cho rằng nước lạnh sẽ làm săn chắc da và làm chậm quá trình lão hóa. Trong khi những người khác nói rằng nước nóng sẽ mở các lỗ chân lông và làm mềm tế bào da chết. Tiến sĩ da liễu Nazarian đến từ Schweiger Dermatology Group cho rằng, cả nước nóng và lạnh đều không tốt cho da.

Tiet lo bat ngo ve viec nen dung nuoc nong hay nuoc lanh de rua mat? - Anh 1

Nước nóng sẽ làm giãn các mạch máu làm đỏ da, dẫn đến mạch bị giãn và phá vỡ. Ngoài ra, nước nóng còn làm lớp dầu ở dưới da nhanh chóng bị biến mất và khiến da bị khô ráp và tăng tốc độ lão hóa. Ngược lại, nước quá lạnh rửa nước lạnh sẽ làm co thắt mạch da, gây buốt, kích ứng da.

Do đó, cách tốt nhất bạn nên rửa mặt bằng nước ấm cả mùa đông và mùa hè. Khi rửa mặt với nước ấm, lỗ chân lông và mạch máu giãn vừa phải. Nước ấm giúp làm sạch bụi bẩn, loại bỏ dầu một cách tự nhiên, da dẻ mềm mại hơn. Nếu không tiếp xúc nhiều với bụi bẩn bạn cũng không nên rửa mặt quá thường xuyên.

Không chỉ có rửa mặt mà kể cả khi gội đầu bằng nước không quá nóng cũng rất hữu ích. Bởi, nước nóng làm cho lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc và da bị ảnh hưởng. Nước lạnh hoặc nước ấm làm chân lông se nhỏ, làn da căng.

Theo nhiều nghiên cứu, vào mùa hè, dùng nước mát để tắm hay rửa mặt là cách để mát xa cực kỳ hữu hiệu, ngăn ngừa lão hóa, làn da trở nên khỏe và săn chắc hơn.

Ngoài dùng nước nóng hay nước mát, bản thân cũng phải chú ý đến vệ sinh khăn mặt. Có nghĩa là sau khi dùng khăn phải giặt kỹ, phơi ở nơi thoáng mát, nhằm tránh vi khuẩn gây hại cho làn da. Nếu cẩn thận hơn, trước khi rửa mặt có thể nhúng khăn vào trong nước nóng từ 3-5 phút để hạn chế bụi bặm, vi khuẩn bám trên da.

Theo Em Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.