Tiết chuyên đề môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý lớp 7 sôi nổi, hấp dẫn

GD&TĐ - Giáo viên Trường THCS Trần Phú, quận Lê Chân, Hải Phòng lên lớp chuyên đề cấp thành phố môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý lớp 7.

Thầy Lê Văn Thắng, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Trần Phú dạy Bài 5: Màu sắc trăm miền; Nói và Nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại
Thầy Lê Văn Thắng, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Trần Phú dạy Bài 5: Màu sắc trăm miền; Nói và Nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

Sáng 17/12, Trường THCS Trần Phú, quận Lê Chân, Hải Phòng tổ chức chuyên đề cấp thành phố “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, Lịch sử & Địa lý lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018".

Học sinh nhận xét bài chuẩn bị của nhóm bạn.

Học sinh nhận xét bài chuẩn bị của nhóm bạn.

Chuyên đề được giáo viên nhà trường thực hiện thành công với sự linh hoạt về phương pháp và hình thức dạy học, vừa phát huy tinh hoa của phương pháp truyền thống vừa khai thác được thế mạnh của phương pháp dạy học hiện đại và tích cực.

Chuyên đề được xây dựng gồm hai môn học: Ngữ Văn; Lịch sử và Địa lý lớp 7. Mỗi bài học minh họa có thời lượng 2 tiết, với sự tham gia của học sinh lớp 7C7, 7C9 và 7C12.

Ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng phát biểu tại chuyên đề.

Ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng phát biểu tại chuyên đề.

Cụ thể, thầy Lê Văn Thắng, giáo viên Ngữ văn dạy Bài 5: Màu sắc trăm miền; Nói và Nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.

Môn Lịch sử và Địa lý với Chủ đề chung 2, tiết 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại, do thầy Nguyễn Văn Công giảng dạy.

Học sinh tham gia chuyên đề.

Học sinh tham gia chuyên đề.

Hai tiết dạy thể nghiệm chuyên đề đã sử dụng các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá như phần mềm trắc nghiệm trực tuyến Plickers, kĩ thuật 5W-1H, phương pháp sân khấu hóa...Các thầy cô giáo và học sinh có cơ hội trải nghiệm và kiểm chứng những phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, hình thức hoạt động mới mẻ, phát huy tối đa tinh thần tự học, sáng tạo và sức mạnh tập thể.

Học sinh trình bày bài tập nhóm trong tiết học Ngữ văn.

Học sinh trình bày bài tập nhóm trong tiết học Ngữ văn.

Ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của giáo viên Trường THCS Trần Phú trong việc thực hiện chuyên đề. Đây là dịp để giáo viên toàn ngành cùng sinh hoạt chuyên môn hiệu quả, thiết thực.

"2 tiết dạy đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động, đạt mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá. Trong tiết dạy, trò được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Tiết dạy linh hoạt nhiều phương pháp: Sân khấu hoá làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn; phương pháp dạy học trạm trong kiểm tra, đánh giá rất hiệu quả. Học sinh được hoạt động nhiều; được kiểm tra, đánh giá chéo, khiến trò hào hứng.

Giáo viên đã khai thác tốt tư liệu dạy học trên các kênh khác nhau. Nhiều ngữ liệu thực tế gắn với hoạt động giáo dục địa phương. Văn hoá địa phương được lồng ghép khéo léo trong tiết học.

Đặc biệt, cả 2 tiết học đều ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kiểm tra đánh giá. Học trò đã linh hoạt sử dụng tiếng Anh để thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề giáo viên nêu nên giờ học sôi nổi, hiệu quả", ông Lợi nhận xét.

Cô Lê Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú phát biểu đề dẫn chuyên đề.

Cô Lê Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú phát biểu đề dẫn chuyên đề.

Cô Lê Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú chia sẻ: Chuyên đề nhằm mục đích khơi gợi hứng thú, đam mê đối với học tập và nghiên cứu khoa học ở mỗi học sinh, đặc biệt với các bộ môn khoa học xã hội trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Qua hoạt động, học sinh được hình thành và phát triển các năng lực chung như tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, giao tiếp và tương tác cùng các năng lực chuyên biệt, trong đó có năng lực ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ… Bên cạnh đó, học sinh cũng được phát triển những đức tính và phẩm chất tốt đẹp, đó là tình yêu quê hương đất nước; yêu và quý trọng nét đẹp văn hóa, sự văn minh và tiến bộ, tinh thần trách nhiệm và khát vọng sáng tạo,…Chuyên đề cũng tạo động lực và kích thích tinh thần đổi mới của các giáo viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.