Tiếp tục kêu oan cho ông Huỳnh Văn Nén tội hủy hoại tài sản

Luật sư của ông Huỳnh Văn Nén cho rằng thân chủ của mình vẫn còn bị oan sai về tội Hủy hoại tài sản trong cùng bản án vừa được cơ quan tố tụng công khai xin lỗi.

Tiếp tục kêu oan cho ông Huỳnh Văn Nén tội hủy hoại tài sản

Luật sư Phạm Công Út cho biết, bên cạnh việc hỗ trợ ông Nén yêu cầu bồi thường oan sai, ông cùng các đồng nghiệp sẽ tiếp tục kiến nghị các cơ quan tố tụng giải oan cho ông về tội Hủy hoại tài sản.

Trước khi xảy ra vụ án giết bà Lê Thị Bông vào năm 1998, ông Nén được xác định có hành vi đốt 2 chòi lá của người dân địa phương. Ngày 31/8/2000, TAND tỉnh Bình Thuận ngoài tuyên phạt ông Nén án chung thân cho các tội Giết người và Cướp tài sản trong vụ án bà Bông, còn buộc ông phải chịu 2 năm tù về tội Hủy hoại tài sản.

Sau nhiều năm được gia đình kêu oan, năm 2014, TAND Tối cao đã xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm về liên quan đến tội Giết người và Cướp tài sản của ông Nén để điều tra lại. Riêng tội Hủy hoại tài sản vẫn được giữ nguyên.

Kết quả điều tra mới nhất của Công an Bình Thuận ngày 2/12 xác định, ông Nén được đình chỉ điều tra về tội Giết người và Cướp tài sản. Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, ông Nén chỉ được bồi thường khoảng thời gian chấp hành hình phạt vượt mức án 2 năm tù về tội Hủy hoại tài sản.

tiep-tuc-keu-oan-cho-ong-huynh-van-nen-toi-huy-hoai-tai-san

Ông Nén hạnh phúc ngày đoàn tụ với vợ con. Ảnh: Phước Tuấn.

Luật sư của ông Nén cho rằng, bản án tuyên phạt ông Nén 2 năm tù về tội Hủy hoại tài sản đã vi phạm nghiêm trọng luật hình sự và tố tụng hình sự. Hành vi đốt chòi lá nhà hàng xóm của ông Nén trong lúc say rượu xảy ra vào năm 1997. Thời điểm này phải áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 1986. Pháp luật quy định căn cứ xử lý hình sự đối với tội Hủy hoại tài sản là phải có đơn yêu cầu của người bị hại và giá trị thiệt hại trên 200 nghìn đồng.

Thời đó, căn chòi lá mà ông Nén đốt của hàng xóm có giá trị chỉ 200 nghìn đồng và bị hại cũng không yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự cho đến nay. Ngoài ra, các cơ quan tố tụng Bình Thuận không hề có biên bản giám định giá trị tài sản thiệt hại nhưng vẫn gộp vào trong vụ án giết bà Bông cướp tài sản và xử phạt Nén 2 năm tù.

"Việc không giải oan cho ông Nén về tội danh này sẽ ảnh hưởng đến các yêu cầu bồi thường oan sai. Do đó, chúng tôi sẽ kiến nghị TAND Tối cao giám đốc thẩm bản án năm 2.000 của TAND tỉnh Bình Thuận, tuyên ông Nén không phạm tội Hủy hoại tài sản", luật sư Út nêu quan điểm.

Ông Nén là người duy nhất tại Việt Nam 2 lần bị kết án oan trong hai vụ giết người. Ngoài bản án oan trong vụ bà Bông bị giết hại, ông Nén còn được xác định liên quan một vụ giết người khác xảy ra trước đó 5 năm (1993). Trải qua 12 năm nhưng không tìm được hung thủ, cơ quan tố tụng buộc phải tuyên 9 bị cáo trong "kỳ án vườn điều" này (đều là người trong gia đình vợ Nén) vô tội và phải bồi thường oan sai hơn một tỷ đồng. Riêng ông Nén bị cho là thủ phạm giết bà Bông nên chưa được bồi thường.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.