Tại phương Tây, các chính trị gia tin rằng việc tái thiết Ukraine sau chiến tranh có thể tiêu tốn từ 500 tỷ USD đến 1 nghìn tỷ USD.
Trước tình hình trên, đã có đề xuất sử dụng dự trữ ngoại hối và vàng của Nga bị tịch thu sau khi nổ ra chiến sự, với số tiền khoảng 330 tỷ USD.
Tuy vậy ấn phẩm New York Times chỉ ra những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện biện pháp này.
Ngay tại châu Âu, cơ chế pháp lý chưa được đưa ra để thu giữ các khoản tiền bị đóng băng và gửi chúng đến Kyiv.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu - bà Ursula von der Leyen vào tháng 6 đã hứa sẽ trình bày một phương pháp để sử dụng các nguồn tài sản dự trữ của Liên bang Nga. Tuy nhiên bước đi như vậy gây ra một số lo ngại giữa các quan chức và nhà ngoại giao tham gia thảo luận về ý tưởng này.
Phương Tây vẫn đang tìm cơ chế nhằm tịch thu lượng tài sản của Nga bị phong tỏa. |
Về mặt lý thuyết, việc rút tiền của Nga chỉ có thể thực hiện được theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tòa án Công lý Quốc tế hoặc như một phần của "thỏa thuận sau chiến tranh".
Nếu phương Tây chủ động tiến hành trong điều kiện hiện tại có thể tạo ra một tiền lệ nguy hiểm.
"Tịch thu trực tiếp tài sản nhà nước của Nga sẽ tạo ra rủi ro pháp lý và tài chính rất đáng kể", tờ New York Times nhấn mạnh. Do đó, quyết định về tài sản của Nga đã bị hoãn lại cho đến mùa thu.
Một số chính trị gia đã xác nhận với tờ báo Mỹ rằng hiện tại không có cơ chế pháp lý đáng tin cậy nào để tịch thu tài sản của Nga, chỉ vì lý do chúng đang chịu các biện pháp hạn chế của Liên minh Châu Âu.
Châu Âu ban hành lệnh cấm nhập khẩu vàng của Nga. |