'Mặt trái' của thị thực Australia

GD&TĐ - Nhiều đại lý di trú đã sử dụng thị thực sinh viên để đăng ký cho những người lao động nước ngoài đến Australia làm việc.

Nhiều người nước ngoài tại Australia bị bóc lột sức lao động.
Nhiều người nước ngoài tại Australia bị bóc lột sức lao động.

Tuần trước, tờ nhật báo Australia SMH cảnh báo nhiều đại lý di trú đã sử dụng thị thực sinh viên để đăng ký cho những người lao động nước ngoài đến Australia làm việc. Những người này có điểm chung là không giỏi tiếng Anh, sử dụng thị thực sinh viên giả nên họ không dám tố cáo dù bị bóc lột sức lao động.

SMH kể về trường hợp Yongge “Henry” Qi, một công dân Trung Quốc đến Australia học chuyên ngành Marketing và Truyền thông. Tuy nhiên, sau khi đến Australia, người này lại làm việc toàn thời gian trong một nhà máy nhuộm màu ở ngoại ô thành phố với mức lương là 5 USD một giờ. Qi còn chỉ được phép ăn thức ăn thừa trong nhà máy.

Dù vậy, Qi không dám đứng lên tố cáo vì người này không giỏi tiếng Anh và cũng sợ bản thân bị liên luỵ vì đã giả mạo thị thực sinh viên.

SMH cảnh báo nhiều đại lý di trú ở nước ngoài đã dụ dỗ khách hàng đến Australia làm việc để được cấp thường trú nhân và ở lại nước này. Họ lạm dụng thị thực sinh viên để đưa một số lượng lớn lao động nhập cư vào Australia.

Vấn đề càng trở nên đáng lo khi Australia và Ấn Độ vừa ký thỏa thuận di cư, trong đó sinh viên Ấn Độ sẽ được cấp thị thực sinh viên 5 năm và thị thực việc làm 8 năm sau khi tốt nghiệp. Các chuyên gia cảnh báo những kẻ lừa đảo sẽ nhắm vào chính sách trên để lôi kéo người lao động Ấn Độ đến Australia.

Trước vấn đề trên, Bộ trưởng Nội vụ Clare O’Neil khẳng định chính phủ sẽ cải cách và xây dựng hệ thống di cư bảo vệ người lao động và mang lại lợi ích quốc gia. Nước này cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn những đối tượng xin cấp thị thực sinh viên.

Theo Macro Business

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.