Tiền Giang: Nâng cao đạo đức nhà giáo và chất lượng quản trị trường học

GD&TĐ - Ngày 12/11, Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hội khoa học Tâm lý và Giáo dục tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp tổ chức Hội thảo khoa học Nâng cao đạo đức nhà giáo và chất lượng quản trị trường học tỉnh Tiền Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Tiến sĩ Phạm Văn Khanh - Chủ tịch Hội khoa học tâm lý và giáo dục Tiền Giang; ông Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang; bà Phan Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Tháp chủ trì hội thảo.

Hội thảo với sự tham gia của hơn 100 đại biểu là cán bộ quản lý 11 Phòng GD&ĐT, trường THPT 2 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, giảng viên Trường ĐH Tiền Giang, các tác giả có bài viết tham gia hội thảo.

Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang Nguyễn Hồng Oanh phát biểu tại hội thảo.
 Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang Nguyễn Hồng Oanh phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng tìm hiểu về đạo đức nhà giáo, những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, vai trò quản lý giáo dục trong việc nâng cao đạo đức nhà giáo và chất lượng giảng dạy thực tế các trường học.

Qua 6 tham luận và hơn 30 ý kiến đóng góp, phản biện về về rèn luyện đạo đức nhà giáo và vai trò quản lý giáo dục trong tình hình xã hội có nhiều chuyển biến.

Theo đó, các đại biểu cũng nêu khá nhiều giải pháp góp phần nâng cao đạo đức nhà giáo như: tự rèn luyện của mỗi bản thân giáo viên; vai trò của quản lý của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo ngành trong việc phát huy vai trò của mỗi giáo viên, nâng cao năng lực quản lý, tạo môi trường thân thiện cho học sinh học tập và rèn luyện; có hình thức kiểm tra, xử lý phù hợp để tạo động lực cho giáo viên và học sinh…

Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.
Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo. 

Bên cạnh đó là những hạn chế, bất cập của cơ chế như: tuyển dụng, chính sách đãi ngộ cho nhà giáo… cũng có ảnh hưởng đến đạo đức, hành vi của nhà giáo. Đặc biệt là sự bùng nổ của truyền thông đã đẩy sự việc lên mức cao hơn, dẫn dắt dư luận xã hội có những cách nhìn, cách nghĩ không đúng về nhà giáo.

Các đại biểu cũng thống nhất, đạo đức nhà giáo là phạm trù vĩnh viễn không được gia giảm và ở phạm vi vô cùng rộng. Mỗi giáo viên cần xem việc tăng cường rèn luyện đạo đức để tấm gương nhà giáo mãi là hình ảnh đẹp trong mắt học sinh, phụ huynh và xã hội. Thầy cô xem những khó khăn trong nghề nghiệp là thử thách cần vượt qua để khẳng định mình. Thầy cô giáo cần thay đổi để tạo môi trường học tập hạnh phúc cho học sinh...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.