Tia cực tím ở TP.HCM trưa 26/3 vượt ngưỡng, nguy cơ ung thư da

Đây là cảnh báo bác sĩ Lê Đức Thọ - chuyên khoa da liễu - trước tình trạng nóng điểm đỉnh tại TP.HCM trong ngày hôm nay (26/3) và những ngày tới.

Chỉ số tia UV tại TP.HCM vượt ngưỡng là 12, người dân nên che chắn cẩn thận khi đi ngoài đường
Chỉ số tia UV tại TP.HCM vượt ngưỡng là 12, người dân nên che chắn cẩn thận khi đi ngoài đường
Tại TP.HCM vào hôm nay (26/3) và ngày mai (27/3) ở mức 12. Dự báo chỉ số tia UV trong những ngày tới có thể giảm nhưng luôn ở mức cao nhất là 10,11.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số tia UV cao nhất là 11+ (quá cao) với thời gian gây bỏng là 10 phút.

Bác sĩ Thọ cho hay chỉ số tia UV ở mức 12 tại TP.HCM là mức cực độ, rất nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Trong đó, bức xạ tia UV và các bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da (sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da) hoặc các bệnh về mắt (đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm)...

Trước tình trạng này, BS Thọ khuyến cáo người dân cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp dưới mặt trời trong thời gian từ 11h -15h.

Nếu buộc ra ngoài, cần bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng, mang kính râm, đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay che kín toàn thân...

Riêng trẻ em, cần được chú ý bảo vệ phòng chống tác hại của tia UV hơn người trưởng thành để hạn chế tích lũy lâu dài của các nguy cơ phơi nhiễm UV trong mùa nắng.

"Các nguy cơ do ảnh hưởng của tia UV đến da và mắt sẽ được "cộng dồn" và tích lũy dần trong suốt cuộc đời của trẻ. Đã thế, trẻ em lại thường hiếu động và có thói quen đi ra ngoài nhiều hơn người lớn" - BS Đức Thọ giải thích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.