Thủy quái Megalodon tuyệt chủng do... quá kén ăn

Sau khi phân tích răng hóa thạch 7 nghìn năm của cá mập Megalodon, các nhà nghiên cứu kết luận loài quái thú này bị tuyệt chủng do quá kén ăn.

Thủy quái Megalodon tuyệt chủng do... quá kén ăn

Megalodon là loài cá mập lớn nhất thế giới bị tuyệt chủng cách đây 2,6 triệu năm. Các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng con vật khổng lồ này chỉ ăn duy nhất một loại thức ăn, đó là cá voi lùn.

Sau khi Trái Đất nóng lên, cá voi lùn bị tuyệt chủng để nhường chỗ cho những con cá lớn hơn và thế là Megalodon dường như không còn mồi gì để ăn nữa.

Thuy quai Megalodon tuyet chung do... qua ken an - Anh 1

Sau khi món mồi duy nhất bị tuyệt chủng, con cá mập dần rơi vào trạng thái "tuyệt thực".

Thuy quai Megalodon tuyet chung do... qua ken an - Anh 2

Chiếc răng hóa thạch của loài cá mập lớn nhất thế giới.

Theo Alberto Collareta, trưởng nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Pisa, Ý, cho biết, cá mập khổng lồ có hàm răng dữ tợn này biến mất có thể đã kéo theo nhiều loài động vật khác cũng bị sụt giảm về số lượng.

Nguyên nhân dẫn đến đến sự suy giảm về lượng ở loài vật khổng lo đột ngột về kẻ săn mồi tài ba từng thống trị đại dương hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia tới từ Ý có thể đã tìm ra chìa khóa của bí ẩn.

Thuy quai Megalodon tuyet chung do... qua ken an - Anh 3

Cá mập megalodon có miệng rộng tới 3 mét với hàm răng chắc khỏe, có thể nghiền nát bất cứ sinh vật gì khi dám lại gần.

Collareta cùng đồng nghiệp đã phân tích các vết tích trên chiếc răng hóa thạch 7 nghìn năm được tìm thấy ở Aguada de Lomas, Peru, và tiết lộ chế độ "kiêng khem" của loài thủy quái này, đó là cá mập lùn và đôi khi bao gồm cả hải cẩu.

Dấu tích từ vết răng của Megalodon còn ẩn chứa vết xương hàm của hai loài cá voi nhỏ đã tuyệt chủng có tên là Piscobalaena nana và Piscophoca pacifica. Theo Collareta, cả hai loại động vật này có chiều dài ít nhất là 5m nhưng chỉ bằng 1/3 chiều dài của cá mập Megalodon.

Thuy quai Megalodon tuyet chung do... qua ken an - Anh 4

Với chiều dài đến 18m, Megalodon là cá mập khổng lồ "khét tiếng" thời tiền sử. Chúng là loài săn mồi tàn bạo thường xuất hiện ở bờ biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Khi khí hậu Trái Đất biến đổi quần thể cá voi cũng có sự thay đổi. Theo đó, những con vật xưa ưa vùng nước lạnh buộc phải nhường chỗ cho những loài động vật biển mới như cá nhà táng, cá voi xanh,.. hiện đang thống trị vùng biển cả.

Cá mập Megalodon đứng trước hai sự lựa chọn. Một là bắt đầu săn tìm những con mồi lớn hơn, kích thước to hơn loài cá voi lùn ngày xưa nhiều. Hai là, không thể tìm thấy "món khoái khẩu" nữa và chịu chết đói.

Có thông tin cho rằng, theo thời gian cá mập Megalodon đã dần thích nghi với những con mồi lớn hơn, tuy nhiên chưa thể khẳng định liệu chúng đã tấn công những con mồi kia hay đơn giản chỉ là nhặt xác chúng.

Sẽ còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra những góc khuất dẫn đến sự sụp đổ của đế chế loài quái thú từng thống trị biển cả này. Tuy nhiên chí ít cho tới hiện tại, các nhà khoa học đã có thể xác minh một trong những nguyên nhân trực tiếp đó là do nguồn thức ăn cạn kiệt.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ