Thường xuyên hiến máu để chia sẻ yêu thương, trao sự sống

GD&TĐ - Mỗi năm, thế giới có hàng triệu người tình nguyện hiến máu, góp phần đem lại sự sống vô giá cho người bệnh.

Cùng với các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) thì huyết tương cũng là thành phần quan trọng trong máu.
Cùng với các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) thì huyết tương cũng là thành phần quan trọng trong máu.

Để ghi nhận và bày tỏ sự biết ơn với nghĩa cử cao đẹp đó, từ năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lấy ngày 14/6 là ngày Quốc tế người hiến máu. Đây cũng là ngày sinh của nhà khoa học Karl Landsteiner - người đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở ra kỷ nguyên mới của an toàn truyền máu.

Năm 2023, WHO đã chọn thông điệp của ngày 14/6 là “Thường xuyên hiến máu, hiến huyết tương. Chia sẻ yêu thương, trao sự sống”. Thông điệp nhằm kêu gọi mọi người tham gia hiến máu, hiến các thành phần máu thường xuyên, trong đó có huyết tương.

Cùng với các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) thì huyết tương cũng là thành phần quan trọng trong máu, chứa chủ yếu là nước và nhiều chất rất cần thiết với sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể.

Thực tế, trong những năm qua, số người hiến máu thường xuyên tại Việt Nam ngày càng tăng cao, ý nghĩa của việc hiến máu được lan tỏa đến nhiều tầng lớp nhân dân. Hàng nghìn người đã đều đặn thực hiện hành động đơn giản này, coi đó như thói quen, như việc làm đơn giản, lẽ sống thường ngày để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính bản thân mình và cho những người đang cần máu.

Đánh giá về hoạt động ý nghĩa này thời gian qua, PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, qua rất nhiều năm công tác vận động hiến máu tình nguyện, đến nay, đã có sự thay đổi cơ bản về nhận thức của tất cả các tầng lớp nhân dân trên cả nước.

Việc hiến máu đã trở thành một hành động, một nghĩa cử cao cả được thực hiện thường xuyên của tất cả mọi người, của tất cả các tầng lớp trong xã hội và có sự vào cuộc của các cơ quan Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân.

Nhờ vậy những năm gần đây, hầu như không còn xảy ra tình trạng thiếu máu vào dịp hè và Tết. Bệnh nhân cũng không còn phải mòn mỏi chờ đợi máu do thiếu nguồn người hiến máu.

Tại Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện các cấp đều tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6 nhằm ghi nhận và tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến máu.

Năm 2022, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu, cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh; tỷ lệ HMTN đạt 99%; tỷ lệ dân số hiến máu đạt gần 1,5%.

Nhiều chiến dịch truyền thông và sự kiện hiến máu tình nguyện được tổ chức sáng tạo, thành công như: Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6, Chiến dịch Vận động HMTN dịp Tết và Lễ hội Xuân hồng, Chiến dịch Những giọt máu hồng hè và Hành trình Đỏ…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.