Thương tích do pháo nổ trong dịp Tết: Cần một giải pháp quyết liệt

GD&TĐ - Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính từ 30 tháng Chạp đến ngày mùng 2 Tết, cả nước có 190 người nhập viện do tai nạn pháo nổ, tăng gấp rưỡi so với Tết Đinh Dậu 2017. Đó chỉ là con số thống kê được. Thậm chí tại Nghệ An, có một số người bị tai nạn pháo nổ dẫn đến cụt tay nhưng không dám nhận mình bị thương do pháo nổ!

Học sinh lớp 7 bị dập nát 2 bàn tay do nghịch pháo tự chế. Ảnh: theo Zing
Học sinh lớp 7 bị dập nát 2 bàn tay do nghịch pháo tự chế. Ảnh: theo Zing

Trên đây là con số rất đáng báo động liên quan đến ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân về hành vi vận chuyển, mua bán và sử dụng pháo nổ. Tình trạng trên cho thấy, công tác quản lý của lực lượng chức năng và chính quyền địa phương còn nhiều lỏng lẻo, chưa kiên quyết xử lý nên tình trạng người dân sử dụng pháo lậu trong dịp tết diễn ra phổ biến; hậu quả đáng tiếc là có rất nhiều người bị thương do pháo nổ gây ra nhưng rất may là không có người chết.

Còn nhớ tại thời điểm năm 1994, trước tình trạng người dân sản xuất, buôn bán và đốt pháo gây thương vong nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, lãng phí tiền của trong khi đất nước và người dân còn nghèo;…Đồng thời, người dân buôn bán pháo lậu phổ biến làm cho nhà nước không thể kiểm soát nên đã dẫn đến hàng loạt các hệ lụy phát sinh, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Chính vì thế Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 406/CT-TTg ngày 08/8/1994 “Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”. Chỉ thị ra đời đã ngăn chặn hiểm họa, tác hại và những hệ lụy phát sinh từ sử dụng pháo, hầu hết được người dân đồng tình ủng hộ và kể từ đó tình trạng người chết do pháo nổ ít khi xảy ra.

Hiện nay, mặc dù đã có quy định cấm nhưng tình trạng sản xuất, buôn bán và đốt pháo bất hợp pháp vẫn xảy ra, nhất là người dân tự ý sản xuất pháo để sử dụng rất khó phát hiện, đây là hành vi nguy hiểm dễ dẫn đến thương tích do pháo nổ.

Trước Tết, lực lượng chức năng đã ra quân truy quét nhưng không thể ngăn chặn tình trạng sử dụng pháo, cho thấy nhu cầu sử dụng pháo bất hợp pháp của một bộ phận người dân vẫn còn, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, do hiếu kỳ, muốn chứng tỏ bản thân, nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế... Có cung thì ắt có cầu, hàng loạt vụ việc vận chuyển pháo lậu trái phép được lực lượng chức năng phát hiện và xử lý trước Tết.

Có thể khẳng định, sản xuất, buôn bán và đốt pháo là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm. Cụ thể: Trường hợp sử dụng các loại pháo mà không được phép sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, bị tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm theo quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. 

Hành vi đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng”. Tuy đã có chế tài cụ thể để xử lý nhưng cơ quan, người có thẩm quyền thiếu kiên quyết, chưa xử lý triệt để; hành vi đốt pháo xảy ra trong thời điểm nhạy cảm, khó phát hiện, chủ yếu vào đêm giao thừa nên cơ quan có thẩm quyền thiếu chứng cứ để xử lý.

Để ngăn chặn tình trạng đốt pháo, nhiều địa phương đã chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm, tuy nhiên đây cũng không phải là biện pháp chủ yếu, lâu dài để hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán và đốt pháo.

Do đó, cần phải thường xuyên nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không ngại va chạm để giữ vững kỷ cương, phép nước; ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi buôn lậu pháo qua biên giới; khuyến khích người dân giao nộp thuốc, dụng cụ và vật liệu để làm pháo; nâng cao tinh thần tố giác của quần chúng nhân dân đối với hành vi vi phạm... Có như vậy, mới hạn chế người dân sản xuất, buôn bán và đốt pháo trái phép, để không còn những thương tích đáng tiếc do pháo nổ gây ra trong dịp tết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.