Thuốc trị ho có codein và những điều cần biết

Hiện nay, trên thị trường tân dược có nhiều biệt dược trị ho chứa codein, thường gặp là terpin codein,
Thuốc trị ho có codein và những điều cần biết

Thuốc kết hợp terpin hydrat có tác dụng làm loãng đờm và codein có tác dụng trị ho để làm thuốc chống ho có đờm (một mình codein thì được dùng trị ho không có đờm).

Thuốc thường có tác dụng chống ho trung ương. Là dẫn xuất của opium, ức chế trung tâm hô hấp. 

Terpin có tác dụng tăng tiết dịch nhầy ở phế quản, có tác dụng long đờm, giúp lông mao biểu mô phế quản hoạt động dễ dàng để tống đờm ra ngoài. Được chỉ định trị các trường hợp ho khan, ho do kích ứng, cảm cúm.

Không dùng thuốc trị ho có chứa codein cho người bị suy hô hấp, hen suyễn, bệnh gan, mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Không nên dùng các thức uống có rượu khi dùng thuốc. 

Cẩn thận trong các trường hợp tăng áp lực nội sọ. Tránh kết hợp với các thuốc có tác dụng làm khô dịch tiết (loại atropinique). Không kết hợp với các thuốc ho khác. 

Thuốc có thể gây buồn ngủ, cần thận trọng trong các trường hợp lái xe hoặc vận hành máy móc, nên uống thuốc vào buổi tối và phải uống thuốc khi no vì đói sẽ gây say thuốc.

Tác dụng giảm đau của codein tăng lên khi phối hợp với aspirin và paracetamol, nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng bởi quinidin. Codein làm giảm chuyển hoá cyclosporin do ức chế men cytochrom P450. 

Thận trọng khi dùng codein với chất ức chế thần kinh trung ương, dẫn chất khác của morphin. Nguy cơ lệ thuộc thuốc khi quá liều, hội chứng cai nghiện khi ngưng thuốc đột ngột.

Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc như táo bón, buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ, buồn ngủ, co thắt phế quản, phản ứng dị ứng da, ức chế hô hấp... Vì vậy, người bệnh cần thận trọng với các loại thuốc trị ho có codein và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Theo Sức khỏe và Đời sống
Ảnh minh họa: ITN

Bệnh tim bẩm sinh

GD&TĐ - Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh này.
Tác nhân chính gây đau mắt đỏ tại TPHCM là biến thể virus Coxsackie A24. Ảnh minh họa

'Thủ phạm' gây đau mắt đỏ

GD&TĐ - Biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ do virus Coxsackie A24 là viêm kết mạc xuất huyết, mắt đỏ nhiều, có đốm máu ở phần kết mạc.