Thuốc lá với những con số kinh hoàng

Thuốc lá với những con số kinh hoàng

(GD&TĐ) - Ở Mỹ đàn ông hút thuốc nhiều hơn phụ nữ và hơn 30% những người sống dưới mức nghèo khổ cũng hút thuốc. Các giới chức y tế Mỹ cho biết mặc dù biết rõ sự nguy hại của thuốc lá, 1 trên 5 người lớn tại Mỹ tiếp tục hút thuốc lá. Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ người hút thuốc cao trên thế giới với hơn 50% số nam giới trưởng thành hút thuốc. Tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc tăng và độ tuổi hút thuốc ngày càng "trẻ hóa". 

Với khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có gần 2.000 chất hóa học có hại cho sức khỏe của con người, thuốc lá đang là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh nguy hiểm như: Ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, đường hô hấp… Hằng năm có tới 40 nghìn người chết do liên quan đến hút thuốc lá. Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. T

rẻ con chỉ cần uống một vài gram sẽ tử vong. Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp.

Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người như đã đề cập ở phần trên.

Trong thuốc lá có gần 2.000 chất hóa học có hại cho sức khỏe của con người
Trong thuốc lá có gần 2.000 chất hóa học có hại cho sức khỏe của con người

Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (2006):

         Người hút thuốc lá        Ở các nước phát triển           Ở các nước đang phát triển

                        Nam                            30 – 40%                               40 – 70%

                        Nữ                               20 – 40%                                 2 – 10%

Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày. Tại Việt Nam 50% nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới cao nhất châu Á. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại!

Việt Nam được WHO đánh giá là một trong những nước có số người hút thuốc lá lớn nhất trên thế giới. Gần một nửa số nam giới ở Việt Nam hút thuốc lá; trong đó, 65% số nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 45. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ và trẻ em phải chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá do 2/3 số hộ gia đình ở nước ta có ít nhất một người hút thuốc. Giá thuốc lá tăng ít trong khi GDP và thu nhập của người dân tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính khiến số người hút thuốc ngày càng tăng.

Theo kết quả nghiên cứu Tổng quan về Thuế thuốc lá tại Việt Nam của Bộ Y tế, giá thuốc lá giảm 5% từ năm 1996 đến 2006 và tăng không đáng kể trong gần 5 năm qua. Đấy là chưa kể thuốc lá ngoại nhập lậu. Con số nghiên cứu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra với hơn 20 triệu người ở Việt Nam hút thuốc, trong đó 95% có thói quen hút thuốc lá tại nhà là một minh chứng xác thực nhất. Qua các phương tiện truyền thông, gần như ai cũng nhận thức được hút thuốc lá có hại đến sức khỏe, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh ung thư phổi, vòm họng, thanh quản, xơ vữa động mạch, có khi dẫn đến tai biến mạch máu não… Không những vậy, khói thuốc còn tác động nguy hại đến sức khỏe của người khác, nhất là trẻ em khi phải hút thuốc thụ động. 

Thế nhưng để đi đến hành động bỏ thuốc lá thì không phải ai cũng làm được. Theo một nghiên cứu của WHO tiến hành vào năm 2003, có 71% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình ít nhất một người hút thuốc; gần 60% trẻ em ở tuổi thiếu niên thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở nhà. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thuốc lá còn là gánh nặng kinh tế với cá nhân, gia đình, xã hội. Một nghiên cứu của WHO cũng được công bố vào năm 2003 đó là mỗi năm tổng số tiền mua thuốc lá ở Việt Nam ước tính hơn 8.000 tỷ đồng, tương đương với 2,4 triệu tấn gạo, đủ nuôi 15,6 triệu dân trong một năm.

Ba năm sau, một nghiên cứu tương tự cho kết quả số tiền mua thuốc lá cả nước đã lên gần 14.000 tỷ đồng! Ngoài ra, mỗi năm  Việt Nam có khoảng 40 ngàn người chết do hút thuốc lá cùng hàng ngàn người nhiễm bệnh do hít phải khói thuốc; chi phí cho một số bệnh phổ biến nhất do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, nhồi máu cơ tim… cũng lên đến con số cả nghìn tỷ đồng!

Nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân dân, nhất là sức khỏe của giới trẻ, Đảng, Nhà nước đã có nhiều giải pháp chỉ đạo. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền. Ngày 1-1-2010, Chính phủ đã ra quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng… Đây là một quy định đúng đắn, được đông đảo nhân dân đồng tình, tác động tích cực đến nhận thức của nhân dân, góp phần không nhỏ vào nỗ lực chung của xã hội, dần đi đến xây dựng một xã hội không khói thuốc.

Tuy nhiên, một thực tế rất dễ nhận biết hiện nay là hầu như ở khắp nơi, từ nhà trẻ, trường học, công sở, bệnh viện, trên các phương tiện công cộng… là nơi cần có một bầu không khí trong lành, thế nhưng, vẫn có không ít những người thờ ơ với hiểu biết tối thiểu này chứ chưa nói gì tới lệnh cấm hay xử phạt.

Thiết nghĩ, để xây dựng một môi trường không khói thuốc cần cảnh báo ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến sức khỏe trên bao bì sản phẩm thuốc lá quyết liệt hơn, sử dụng cả hình ảnh để minh họa cho cảnh báo; cần tuyên truyền tích cực hơn nữa nhằm làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người, tạo sự đồng thuận và dư luận phản đối mạnh mẽ hơn từ gia đình, nhà trường và xã hội đối với hành vi hút thuốc lá của các em học sinh. Các cơ quan, đơn vị, nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội cần đưa nội dung không hút thuốc lá ở nơi công cộng, công sở vào tiêu chí phân loại, đánh giá, bình xét khen thưởng cuối năm.

Nhiều người vẫn vô tư nhả khói ngay cả những nơi cần môi trường trong lành
Nhiều người vẫn vô tư nhả khói ngay cả những nơi cần môi trường trong lành

Những năm qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm phòng chống, giảm tác hại của thuốc lá, và mới đây, ngày 21-8-2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1315/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do khói thuốc lá gây ra. Theo đó, từ 1-1-2010 nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, các khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng; từng bước tiến tới cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong năm 2010.

Thế nhưng, đã gần một năm sau khi Quyết định có hiệu lực, người ta vẫn vô tư nhả khói ngay cả những nơi cần môi trường trong lành như bệnh viện, công viên, một số cơ quan Nhà nước. Điều đó khiến mọi người không thể không đặt ra câu hỏi, phải chăng việc thực thi chưa nghiêm do còn thiếu chế tài xử phạt đủ mạnh hay từ sự thiếu tinh thần trách nhiệm của người sử dụng thuốc lá. Quả thực, để một quy định đi vào thực tiễn cuộc sống không phải trong ngày một ngày hai, hơn nữa, thói quen hút thuốc lá là không dễ dàng từ bỏ, chính vì vậy, ngoài việc nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ nghiêm quy định của Nhà nước, thì những người đang hút thuốc lá cần quyết tâm để có thể sẵn sàng từ bỏ một thói quen vốn có hại đến sức khỏe bản thân và cộng đồng. 

Bùi Hữu Cường

(Theo báo chí Việt Nam và Washinton Sport)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.