Thực phẩm thay thế thuốc giảm đau

Có những thực phẩm hoàn toàn có thể thay thế thuốc giảm đau mà không gây tác dụng phụ.

Thực phẩm thay thế thuốc giảm đau

Một nghiên cứu khoa học của Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã phát hiện ra việc sử dụng các loại thuốc giảm đau ibuprofen và paracetamol có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo đó, sử dụng thuốc giảm đau khi mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp làm tăng 3,4 lần nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, khi bạn bị đau do các vấn đề tiêu hóa, cảm lạnh và cảm cúm... hoàn toàn có thể được điều trị bằng liệu pháp tự nhiên.

Thuc pham thay the thuoc giam dau - Anh 1

Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm các triệu chứng viêm khớp

Cảm lạnh, viêm xoang và viêm phế quản

Các bệnh mùa đông được gây ra bởi nhiều virus. Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin D. Khi gặp triệu chứng của những bệnh này, bạn hãy thử sử dụng cây thiên trúc quỳ hay còn được gọi là cây phong lữ, một loại thuốc thảo dược truyền thống có nguồn gốc từ Nam Phi, sẽ có tác dụng trong vòng 12 giờ.

Cây thiên trúc quỳ có hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn, tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch trung hòa nhiễm trùng, vi khuẩn bám vào thành tế bào. Nó cũng giảm chất nhầy trong đường hô hấp, hiệu quả trong điều trị viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản. Nên uống ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu và tiếp tục dùng trong 3 ngày sau khi các triệu chứng đã hết để đảm bảo tránh sự lây nhiễm.

Ợ nóng, các vấn đề túi mật

Hầu hết các cơn đau nhức là tạm thời nhưng lại gây phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Paracetamol, ibuprofen có lợi ích cho việc giảm đau ngắn hạn, tuy nhiên việc sử dụng lâu dài có thể gây các tác dụng phụ như tổn thương gan, viêm loét dạ dày, bị phụ thuộc và các vấn đề tim mạch.

Nếu bạn bị ợ nóng hoặc gặp các vấn đề về túi mật, nghệ sẽ rất hữu ích. Nghệ có chứa một chất gọi là curcumin có tác dụng chống viêm rất hữu hiệu. Nó cũng giúp giảm triệu chứng bệnh viêm khớp - nhưng bạn không nên dùng quá nhiều vì nó có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Bạn có thể bổ sung bột nghệ hoặc viên nang curcumin thể hỗ trợ các cơn đau khớp.

Bệnh viêm khớp

Một số nghiên cứu đã đã chỉ ra rằng uống nước gừng 2 lần một ngày sẽ có hiệu quả trong việc chấm dứt tình trạng viêm khớp đầu gối và đau hông như việc bạn sử dụng thuốc chống viêm ibuprofen 3 lần mỗi ngày. Gừng cũng có thể làm giảm cảm lạnh, đau bụng kinh và buồn nôn. Nó có tác dụng chống ôxy hóa, đẩy lùi tình trạng viêm và nồng độ axit trong chất dịch ở quanh khớp.

Đau đầu, đau thần kinh

Chất capsaicin có trong ớt có thể làm giảm cảm giác đau. Có thể dùng ớt để chữa bệnh đau đầu, đau thần kinh, các loại viêm khớp và viêm khớp dạng thấp… Ớt thường được dùng làm thuốc bôi bên ngoài chứ không dùng để uống. Axit salicylic có trong ớt là thành phần có trong thuốc giảm đau aspirin.

Chuột rút, bệnh cơ xương

Bạn có thể bổ sung magiê khi bị chuột rút. Magiê trong thực phẩm phong phú hơn rất nhiều so với các loại thuốc bổ sung. Đây là chất khoáng rất cần thiết để tăng cường sức khỏe của xương, cơ bắp, đồng thời giảm căng thẳng. Magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong 300 phản ứng enzyme của cơ thể. Bạn có thể tiêu thụ magiê bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất này như sữa chua, chuối, rau chân vịt, bơ, cải xoăn, các loại hạt, sôcôla đen và cá thu.

Khó tiêu

Chứng khó tiêu và ợ nóng thường được kích hoạt do ăn quá nhiều. Khó tiêu là một thuật ngữ chung để mô tả sự khó chịu ở vùng bụng trên. Ợ nóng là cảm giác nóng rát do trào ngược axit trong dạ dày lên thực quản (ống nối miệng và dạ dày) gây co thắt cơ bắp. Atisô kích thích sản xuất mật ở gan để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Bạn có thể dùng thực phẩm này trước hoặc sau ăn bữa tối để giảm bớt cảm giác trướng bụng. Ngoài ra, cây kế sữa cũng có tác dụng trên gan và bảo vệ chống lại sự oxy hóa từ những tác động độc hại của rượu, đồng thời kích thích sản xuất mật.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ