Làn da bị lão hóa nhanh chóng, chóng già
Vào thời điểm từ 22 giờ đến 23 giờ, là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Nếu bạn thức đêm, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh, từ đó sẽ làm cho da khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.
Người thường xuyên thức khuya trong thời gian dài nhìn da nhợt nhạt, dễ nổi mụn, mắt thâm quầng, nếp nhăn xuất hiện nhanh và nhiều.
Suy giảm trí nhớ
Khi chúng ta thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi, đến ngày hôm sau chúng sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và các vấn đề sức khỏe khác.
Một thời gian dài thức đêm sẽ gây ra suy nhược thần kinh, mất ngủ, các triệu chứng bất lợi khác cũng sẽ xuất hiện sau đó.
Nghiên cứu của ĐH California, Los Angeles đã tìm ra, người có thói quen thức khuya, ngủ muộn có trí nhớ suy giảm cao gấp 5 lần bình thường. Hay còn gọi là hiện tượng “não cá vàng”.
Nguy cơ cao gây ra bệnh tim
Một tác hại điển hình của việc thức khuya là ảnh hưởng đến tâm lý. Những người "ngủ ngày cày đêm" thường có tính khí nóng nảy, thất thường, dễ nổi giận, dễ hoang tưởng, hành xử thiếu kiềm chế và gặp ảo giác.
Bên cạnh đó, thức khuya khiến cho các cơ quan nội tạng hoạt động bất bình thường, nhịp tim không điều chỉnh kịp thời, gây nên các bệnh tim mạch, huyết áp. Lý do là bởi, não bộ phải làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi hợp lý, dễ làm cơ thể rơi vào trạng thái stress, tinh thần không thoải mái.
Gia tăng nguy cơ ung thư và vô sinh
Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Điển hình là chất melatonin - nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Hiệp hội ung thư Đan Mạch đã công bố công trình nghiên cứu mới nhất về mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và thói quen thức khuya của phụ nữ.
Nghiên cứu với sự tham gia của 18.500 phụ nữ làm việc trong quân đội từ năm 1964 đến năm 1999 và 210 phụ nữ mắc ung thư vú từ năm 1900 đến năm 2003 vẫn sống đến năm 2005.
Kết quả cho thấy những người có thói quen thức khuya gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú hơn 40% so với người có thói quen đi ngủ đúng giờ. Những người trong một tuần làm ca đêm 3 lần trong khoảng thời gian 6 tháng trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người bình thường.
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài
Có thể thấy, thức khuya triền miên ít khi giết chết người ta ngay lập tức, những nó sẽ gây ra một cái chết từ từ. Đến một thời điểm nào đó, khi đã đạt giới hạn cho phép, cơ thể chúng ta sẽ xuống dốc không phanh đến tận "cửa tử".