Thực hư về thuyết 'Mặt trăng rỗng'

GD&TĐ - Từ thời xa xưa, Mặt trăng đã có sức hấp dẫn đặc biệt với vô số huyền thoại và truyền thuyết gắn liền với nó.

Mặt trăng có rỗng?
Mặt trăng có rỗng?

Tuy nhiên, ngay cả khi con người đã đặt chân lên bề mặt vệ tinh này, những bí ẩn về trăng vẫn chưa kết thúc.

Những suy đoán

Ý tưởng về Mặt trăng rỗng thực ra không mới, mà đã được biết đến trong tác phẩm The First Men in the Moon của HG Wells ra mắt năm 1901 và xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết khoa học viễn tưởng sau đó.

Tuy nhiên, đây được cho là một khái niệm mơ hồ, viển vông, giống như ý tưởng về các thành phố trên sao Hỏa. Thế nhưng mới đây, một số học giả đã xem xét nghiêm túc ý tưởng trên, với giả thuyết Mặt trăng thậm chí là vật thể nhân tạo, được đặt ở đó bởi những sức mạnh ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Nhà khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Mỹ, Isaac Asimov, Giáo sư Hóa sinh tại Đại học Boston, vào năm 1965 lưu ý một bằng chứng về tính không tự nhiên của Mặt trăng là nó dường như rất khớp với Mặt trời để tạo ra nhật thực toàn phần.

Theo ông, khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất bằng 395 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, mà đường kính của Mặt trời cũng vừa đúng bằng 395 lần đường kính Mặt trăng.

Như thế, con người ở trên Trái đất sẽ nhìn thấy Mặt trăng và Mặt trời to bằng nhau nên mới có hiện tượng thiên văn thú vị như nhật thực toàn phần. Không một suy luận thiên văn nào có thể giải thích vì sao có sự trùng hợp tuyệt đối như vậy.

Giả thuyết Mặt trăng rỗng đã được tiếp thêm sức mạnh vào năm 1969 trong sứ mệnh Apollo 12. Lúc đó, các phi hành gia Pete Conrad và Alan Bean đã tiến hành những thí nghiệm để làm sáng tỏ thành phần của thiên thể, thiết lập một dãy máy đo địa chấn xung quanh địa điểm hạ cánh.

Vào ngày 20/11/1969, Apollo 12 đã dùng khoang tàu vũ trụ va chạm vào bề mặt Mặt trăng, tạo ra tác động tương đương với việc cho nổ vài tấn thuốc nổ TNT và gây ra hiện tượng được gọi là “moonquake” (nguyệt chấn) kéo dài 10 phút. Trong khi địa chấn trên Trái đất chỉ kéo dài nửa phút trong tình huống như vậy.

Một số nhà khoa học giải thích điều này là do sự khác biệt về kết cấu, loại và mật độ của các địa tầng trên Mặt trăng, nhưng đối với những người theo thuyết âm mưu thì điều này không dễ để cho qua và giả thuyết Mặt trăng rỗng càng được phổ biến.

Năm 1970, các nhà khoa học Michael Vasin và Alexander Shcherbakov, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã đưa vấn đề lên một mức mới, khi cho rằng, Mặt trăng không chỉ rỗng, mà nó còn là một con tàu vũ trụ do trí tuệ ngoài hành tinh tạo ra.

Họ đã nêu ý tưởng này trong một bài báo có tên Is the Moon the Creation of Alien Intelligence? (Mặt trăng có phải là sự sáng tạo của trí tuệ ngoài hành tinh?) được xuất bản trên tạp chí Sputnik.

Theo đó, các hố trên Mặt trăng hầu hết quá nông cho thấy chúng được hình thành từ những thiên thạch va chạm vào một loại vỏ bọc thép nào đó bên dưới mặt đất.

Hai nhà khoa học đã củng cố giả thuyết của họ bằng dữ liệu khoa học, chẳng hạn như một số loại đá trên Mặt trăng có chứa các kim loại đã qua xử lý như đồng thau, các nguyên tố Uranium 236 và Neptunium 237, mà họ cho rằng không thể tìm thấy trong tự nhiên.

Liên quan đến thuyết 'Mặt trăng rỗng': Sách của HG Wells (1901), phim của Roland Emmerich (2022).

Liên quan đến thuyết 'Mặt trăng rỗng': Sách của HG Wells (1901), phim của Roland Emmerich (2022).

Thuyết âm mưu vẫn tồn tại

Mặc dù, Mặt trăng chắc chắn là rắn và không phải là một con tàu vũ trụ, nhưng các thuyết âm mưu vẫn không chấm dứt. Mới đây, vào năm 2022 tại bộ phim Moonfall của Roland Emmerich, lấy cảm hứng trực tiếp từ giả thuyết “Mặt trăng rỗng” mô tả nó như một con tàu vũ trụ khổng lồ đe dọa Trái đất đã thu hút nhiều người xem.

Mặc dù không có bằng chứng xác thực nào cho thấy Mặt trăng là một con tàu vũ trụ, nhưng khái niệm này đã trở nên rất phổ biến. Gần đây nhất vào năm 2005, nó là chủ đề của một cuốn sách có tên Who Built the Moon? (Ai đã xây dựng Mặt trăng?), nêu giả thuyết, không phải người ngoài hành tinh đã xây dựng Mặt trăng, mà là do con người có khả năng du hành thời gian từ tương lai xa lập ra để quan sát sự tiến hóa của sự sống trên Trái đất.

Giả thuyết này đã được các nhà theo thuyết âm mưu nổi tiếng như Jim Marrs và David Icke xác nhận và cho đến nay nó vẫn được nhiều người ủng hộ, với “bằng chứng” mới thường được nêu lên, chẳng hạn như một số loại đá Mặt trăng đã được phát hiện già hơn nhiều so với đá trên Trái đất, mặc dù cả hai dường như được hình thành trong cùng thời kỳ.

Ngoài ra, có vẻ khác thường là con người chưa quay trở lại vệ tinh này lần nào kể từ những năm 1970 và chưa có căn cứ nào được dựng lên ở đó, mặc dù điều này nằm trong khả năng của khoa học hiện đại.

Tại sao chúng ta bỏ qua Mặt trăng? Nó thực sự nhàm chán hay có điều gì ngăn cản con người đến đó? Nếu thực sự có một nền văn minh ngoài hành tinh bên dưới Mặt trăng, chúng ta có thể tưởng tượng sự bực bội của họ bị khi các phi hành gia của NASA quấy nhiễu nơi ở. Có lẽ chúng ta, hay chính xác hơn là các chính phủ lớn trên thế giới đã được cảnh báo. Để tránh bị kích động, họ đã che giấu sự thật.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chính thống đã hoàn toàn gạt bỏ ý tưởng này. Họ cho rằng, sự bất thường về “nguyệt chấn” có thể được giải thích bằng cấu trúc, mật độ và thành phần độc đáo của Mặt trăng, cũng như sự thiếu nước trong môi trường.

Trái đất cũng không phải là hành tinh duy nhất có vệ tinh quay quanh để tạo ra nhật thực toàn phần và điều này cũng đã được giải thích. Các dữ liệu khác được thu thập kể từ khi tàu vũ trụ bắt đầu quay quanh quỹ đạo hoặc hạ cánh trên Mặt trăng cho thấy nó có lớp vỏ mỏng, lớp phủ rộng và lõi nhỏ giống như Trái đất, mặc dù ít đặc hơn.

Ngoài ra, dựa trên các vật thể tương tác với trường hấp dẫn của Mặt trăng, có thể xác định khối lượng của nó và tính toán tỷ trọng, điều này bác bỏ mạnh mẽ quan điểm cho rằng Mặt trăng có thể rỗng.

Theo Mysteriousuniverse

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.