Thực hư những phi vụ buôn nội tạng

GD&TĐ - Tháng 4/2011, một phụ nữ tên là Liu ở Anhui (Trung Quốc), nhận thấy con mình là Xiao Zheng có một chiếc iPhone và một iPad mới. Hỏi con, bà mới ngã ngửa ra khi thằng bé thú nhận đã mua những thiết bị đắt tiền bằng số tiền nhận được sau khi… bán thận.

Thực hư những phi vụ buôn nội tạng

Buôn trẻ vị thành niên

Hoảng hồn, bà Liu đã báo cảnh sát. Sau khi điều tra, cảnh sát cho biết cậu con trai 17 tuổi của bà Liu đã bằng cách nào đó liên lạc được với “khách hàng” qua mạng và thỏa thuận bán thận với giá 22.000 tệ. “Cháu chỉ muốn mua một chiếc iPad nhưng chẳng có đồng nào. Một ngày nọ, cháu xem được một thông điệp trên mạng về một tổ chức mua bán nội tạng và họ đã đề nghị trả cho cháu 20.000 tệ để lấy một quả thận”, Xiao Zheng kể với giới truyền thông.

Zheng đã gặp “khách hàng” ở một bệnh viện của tỉnh Hunan, sau đó được chuyển đến một cơ sở phẫu thuật dưới sự giám sát của ba người trung gian. Một tháng sau khi tiến hành giao dịch, Xiao Zheng cảm thấy người mệt mỏi, ốm yếu, không đủ năng lượng để sinh hoạt ở trường. Cậu bé đã cảm thấy vô cùng ân hận.

Tuy nhiên, cảnh sát đã không thể xác định được vị trí của “khách hàng” của Zheng này để thẩm vấn. Bệnh viện Chenzhour, nơi mà Zheng được đưa tới để phẫu thuật, cũng khẳng định họ không có chức năng và không đủ thiết bị để thực hiện ca mổ lấy thận. Họ cũng phủ nhận mọi liên quan và khẳng định không liên quan đến vụ việc vì bộ phận phẫu thuật cho Zheng đã ký hợp đồng với một doanh nhân Phúc Kiến.

Bé gái Somalia

Năm 2013, một báo cáo do chính phủ Anh thực hiện cho thấy có 371 trẻ em đã bị buôn lậu tới Anh trong năm 2012.

Đa số trẻ em đến từ vùng Đông Nam châu Á và Nigeria, với mục đích để bán làm nô lệ hoặc khai thác tình dục. Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhận diện một bé gái đã được mang tới Anh để thu hoạch nội tạng.

Mặc dù nhân thân của bé gái này được giữ kín, nhưng bé gái này được cho là “còn rất nhỏ” và đến từ Somalia. Buồn thay, Bharti Patel, một nhân viên làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức khai thác, cho biết: Có lẽ cô bé được đưa đến Anh cùng nhiều bé khác, nhưng là người duy nhất được các nhà chức trách quan tâm để ý đến. Không ai rõ số phận những đứa trẻ khác thế nào.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...