Thực hư những phi vụ buôn nội tạng

GD&TĐ - Hầu hết các cơ quan nội tạng đều cần thiết cho sự sống của con người, hoặc ít nhất là để có một cuộc sống khỏe mạnh. Các phòng nghiên cứu đã có rất nhiều tiến bộ trong công nghệ nuôi cấy nội tạng, tuy nhiên, con người vẫn phải phụ thuộc vào những người tình nguyện hiến tặng nội tạng cho các ca cấy ghép. 

Thực hư những phi vụ buôn nội tạng

Trong khi đó, nhu cầu cấy ghép rất cao, dẫn đến các hoạt động phi pháp chợ đen ngày càng gia tăng.

Đường dây buôn nội tạng ở Mozambique

Năm 2004, các bà xơ thuộc sứ mệnh “Những người hầu của Đức mẹ trong trắng” của Brazil ở Mozambique báo cáo, họ đã phát hiện một đường dây buôn nội tạng lớn hoạt động trong khu vực này. Các bà xơ tuyên bố họ đã nói chuyện với những nạn nhân trốn thoát khỏi đường dây này. Các nạn nhân đã cho các bà xơ xem những bằng chứng của các thi thể trẻ em thiếu nội tạng.

Các bà xơ cũng nói thêm rằng, để bán nội tạng hoặc ghép tạng, những kẻ buôn nội tạng đã bán các cơ quan sinh sản của trẻ em để sử dụng như một thứ bùa phép.

Ngay sau khi các xơ công bố thông tin của mình trên truyền thông, người ta đã tìm thấy thi thể của xơ Doraci Edinger bị đánh đập và bóp cổ đến chết tại nhà riêng. Các xơ khác báo cáo gia đình họ nhận được những lời đe dọa. Gia đình xơ Maria Elilda dos Santos đã bị ép đến nỗi phải rời khỏi đất nước.

Một cuộc điều tra đã được tiến hành, tuy nhiên cảnh sát cho biết không tìm thấy bằng chứng nào của một đường dây buôn bán tương tự. Kết luận của cảnh sát khiến các xơ phản ứng mạnh mẽ và cho rằng chính phủ đã che đậy sự thật.

Năm 2016, họ tiếp tục xuất hiện trước công chúng để kêu gọi một cuộc điều tra khác. Tuy nhiên, vẫn không có hành động nào được tiến hành.

Quân đội Tự do Kosovo

Vụ lấy cắp nội tạng ở Kosovo (còn được gọi là trường hợp “Nhà vàng”) là chủ đề của khá nhiều tranh cãi. Có nguồn tin cho rằng, vụ lấy trộm nội tạng này đã khiến khoảng 50 nạn nhân, trong khi một số người tin rằng số nạn nhân dao động từ 24 - 100, thậm chí hơn 300 nạn nhân. Các nạn nhân được tin là người Serbia, tù nhân của Quân đội Giải phóng Kosovo KLA.

Theo các cáo buộc của Liên Hiệp Quốc, các nạn nhân được lựa chọn từ một nhóm khoảng 100 - 300 chiến binh và tù nhân bị KLA bắt hoặc bị bắt cóc trong thời gian trong và sau chiến tranh Kosovo, sau đó bị đưa đến các trung tâm giam giữ ở miền Bắc và miền Trung Albania. Tài liệu của Liên Hiệp Quốc cũng chỉ ra sự liên quan của một số chỉ huy KLA cấp trung và cấp cao. Những nạn nhân được đưa đến một phòng khám tạm thời gần Tirana, Albania. Ở đây, họ bị bắn và bị lấy đi nội tạng.

Trong cuốn tự truyện năm 2009, cựu công tố viên tòa án Hague Carla del Ponte cũng cảnh báo rằng, hàng chục tù nhân người Serb bị Quân đội Tự do Kosovo bắt giữ đã bị đưa tới một trang trại được gọi là “Nhà Vàng”. Tại đây, các cơ quan nội tạng của các tù nhân này đã trở thành hàng hóa để buôn bán.

Bà Carla del Ponte khẳng định, sự việc này đã diễn ra trong giai đoạn tháng 6/1999 và tháng 5/2000, trước khi cuộc chiến Kosovo kết thúc và ngay sau đó.3 cuộc điều tra riêng biệt đã được tiến hành, và Liên minh châu Âu đã kết luận rằng có “những bằng chứng đầy sức thuyết phục” rằng có 10 người đã bị lấy nội tạng để buôn bán ở khu vực này, tuy nhiên hành động này không tràn lan rộng rãi như trong nhiều nguồn tin khác nhau.

Hầu hết các bằng chứng xung quanh cáo buộc này đã bị phá hủy, còn các nhân viên cao cấp của chính phủ Kosovo kịch liệt phản đối cáo buộc này. Cho tới nay, chưa có người nào được đưa ra trước vành móng ngựa vì những tội lỗi nói trên.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ