Thực hư những phi vụ buôn nội tạng

GD&TĐ - Các hiệp sĩ Đền là một cartel buôn bán ma túy Mexico, với những quy tắc đạo đức cổ hủ và có phần kỳ lạ so với công việc thực tế của các thành viên cartel. Mặc dù nghề nghiệp kinh doanh chính là buôn bán ma túy, nhưng cartel này sở hữu một bộ quy tắc dài 22 trang với tên gọi “Mật mã của Các hiệp sĩ Đền bang Michoacan”

Thực hư những phi vụ buôn nội tạng

Các hiệp sĩ Đền

“Mật mã của Các hiệp sĩ Đền bang Michoacan”, trong đó có các nguyên tắc như không giết người vì lợi nhuận, không sử dụng ma túy, không làm hại trẻ em và phụ nữ. Phần lớn các nguyên tắc đạo đức này đều được tuân thủ, mặc dù thật khó tin rằng các thành viên của một cartel buôn bán ma túy lại không sử dụng thứ độc dược gây nghiện này. Tuy nhiên, không phải yêu cầu nào trong bộ quy tắc đạo đức cũng được tuân thủ, bởi một trong những cách mà cartel này kiếm lời là buôn bán nội tạng trẻ em.

Mặc dù các nhà chức trách Mexico đã có một số thành công trong việc kìm hãm sự phát triển của cartel Các hiệp sĩ Đền, nhưng tình trạng tham nhũng chính trị và sự phổ biến của các vụ cartel ở Mexico khiến người dân bang Michoacan buộc phải tự giải quyết nhiều trường hợp.

Tiến sĩ Jose Manuel Mirels là một trong những thành viên thuộc Ủy ban trật tự do người dân thành lập. Ông từng tham gia phá một vụ án có liên quan đến buôn bán nội tạng trẻ em năm 2014.

Trong buổi phỏng vấn với đài MVS Radio, Tiến sĩ Mirels tìm cách tiết lộ ít nhất tên tuổi các nhân vật liên quan đến câu chuyện và miêu tả một tình huống bắt cóc trẻ em từ một trường học ở Mexico City.

Các nạn nhân nhỏ tuổi bị quấn trong chăn, bị nhét thẳng vào tủ đông lạnh dù các em vẫn còn sống, sau đó chuyển vào xe tải. May mắn thay, người lái xe đi lạc và lái xe tới thành phố Tepalcatepec, nơi Tiến sĩ Jose ở, cách điểm bắt cóc 391 km. Những người dân đã tấn công chiếc xe, những đứa trẻ may mắn đã được cấp cứu và trao trả về vòng tay của bố mẹ.

Mục tiêu giáo dục

Không phải tất các phi vụ buôn bán nội tạng đều được sử dụng cho mục đích cấy ghép, thay thế. Thế kỷ 19, đã xảy ra nạn lấy cắp thi thể từ các huyệt mộ để bán cho trường y. Những năm 1950, bộ não của Einstein đã bị đánh cắp và bị nghiên cứu, ngược với mong muốn của ông.

Nhưng nếu bạn nghĩ rằng các quy chuẩn của nghề y hiện đại đã khác đi so với những điều phi đạo đức ngày đó, có lẽ bạn cần suy nghĩ lại.

Năm 2014, bệnh nhân Vance

Anderson 51 tuổi, đã qua đời vì căn bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện ĐH Thomas Jefferson. Khi thi thể của ông được đưa tới nhà xác, thì người ta phát hiện mắt, não và các bộ phận nội tạng của ông đã bị lấy mất mà không hề được phép.

Bệnh viện này không phủ nhận việc đã lấy đi nội tạng của bệnh nhân, nhưng cho rằng họ có quyền thực hiện việc này vì mục đích giáo dục.

Tuy nhiên, biên bản khám nghiệm tử thi có chữ ký của mẹ bệnh nhân không hề đả động về việc này. Khi luật sư của Vance yêu cầu vị bác sĩ tiến hành khám nghiệm cho biết điều gì đã xảy ra với các cơ quan nội tạng của bệnh nhân, bác sĩ này trả lời gọn lỏn: “Tôi không biết”.

Điều này chứng tỏ các cơ quan nội tạng hoặc đã bị vứt bỏ, hoặc được gửi trái phép tới những địa điểm chưa biết khác, vì những mục đích nào đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ