Thực hư chuyện trà mạn hạt sen chữa yếu sinh lý

Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào của Đông y khẳng định, trà mạn kết hợp, nhưng nhiều người thích dùng vì “kinh nghiệm từ lâu đời chắc không sai”.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Kẻ được người thua

Ngày lấy chồng, ai cũng cho rằng Lan ở (Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) lớn tuổi rồi mà tốt số khi kiếm được mộtvớ được ông chồng doanh nhân thành đạt hơn mình 5 tuổi. Kinh tế gia đình ổn định, chị Lan đã sấp xỉ 30 tuổi nên ngay sau khi kết hôn, chị bàn với chồng sẽ sinh em bé ngay.

Nhưng mọi chuyện không tốt đẹp như chị Lan trông đợi. Chồng chị tuy mới 34 tuổi, trông khỏe mạnh nhưng anh lại không mấy mặn mà chuyện ấy. Anh thường xuyên rơi vào tình trạng chưa đến chợ đã hết tiền và cũng ít khi chủ động gần gũi.

Hơn năm sau, chị vẫn chưa có em bé. Nghe người bàn ra tán vào chị càng sốt ruột. Nhưng chị “rủ rê” mấy lần mà chồng cứ lấy cớ bận việc công ty không cùng đi khám.

Một năm đầu, chuyện sinh hoạt vợ chồng được suôn sẻ, đều đặn với tần số mỗi tuần 2 lần. Nhưng 3 tháng gần đây, dường như chồng chị không còn ham mê chuyện ấy. Mỗi khi anh bước chân vào nhà, chị lại thấy anh mệt mỏi, căng thẳng.

Thực hư chuyện trà mạn hạt sen chữa yếu sinh lý ảnh 1 Ảnh minh họa: Internet
“Nếu mình gạ chuyện ấy thì lại lảng tránh, tìm cách thoái thác hoặc làm qua quýt cho xong. Buồn nhất là nhiều lần mình thấy anh ấy chẳng cương cứng được nên bị cụt hứng ngay. Thế là những giây phút tình cảm vợ chồng chẳng được thăng hoa gì cả”, chị Lan tâm sự.

Chị cũng thành thật, cảm giác hạnh phúc của chị trong chuyện ấy chưa bao giờ được trọn vẹn. “Nhiều lần anh ấy xuất ra rất nhanh khiến mình chưa bao giờ đạt được cực khoái”, chị Lan rầu rĩ. Giờ thêm chuyện không muốn quan hệ với vợ khiến chị thêm buồn bực, sinh nghi chồng có bồ.

Theo dõi chồng bằng mọi cách: thường xuyên đọc trộm tin nhắn, lấy các số điện thoại gọi đến gọi đi trong máy tìm hiểu, nhờ cả bạn bè cùng cơ quan với chồng theo dõi… nhưng chị vẫn chẳng thấy dấu hiệu nào chứng tỏ ông xã ngoại tình. Vô tình anh biết chuyện vợ nghi ngờ nên chuyện vợ chồng lại thêm rạn nứt. Biết chồng e dè, tự ái, chị Lan cũng không bày tỏ gì với người thân mà chỉ nói trên diễn đàn. Có người vào mách: “Dùng trà mạn kết hợp với hạt sen rất hiệu quả đấy”.

Nghe thế chị Lan mua hẳn loại trà và hạt sen ngon nhất, về xay nhuyễn. Mỗi lần chị mang khoảng 2 nhúm hãm với nước sôi, sau 20 phút thì cho chồng dùng. Thỉnh thoảng chị nêm thêm chút đường đỏ để đổi vị. Thấy vợ nhiệt tình nên chồng chị ngày nào cũng uống 3 cốc trà mạn hạt sen. Hai tháng sau, chị Lan thủ thỉ với bạn là tình hình của anh có khả quan.

Tuy nhiên cũng rơi vào trường hợp chưa đến chợ đã tiêu hết tiền như chồng chị Lan nhưng anh Cao Xuân Minh, ở Thanh Xuân Bắc, Hà Nội lại không có gặt được lợi ích gì từ trà mạn hạt sen. Anh cũng nghe người ta mách đây là bài thuốc dân gian hay nên đã làm theo.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu, anh Xuân dùng trà với hạt sen không có tâm nên tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên hơn khiến anh mệt mỏi. Về sau, anh thêm cả tâm sen vào pha thì tình trạng mất ngủ giảm đi, nhưng kiên trì dùng trong 3 tháng liền mà anh vẫn không thấy hiệu quả. Cuối cùng anh lại phải đến viện để điều trị bằng các loại thuốc khác.

Y khoa chưa có sự kiểm chứng

Bài thuốc trà mạn hạt sen đã được lưu truyền trên không ít diễn đàn, trang báo điện tử với sự ca ngợi “bài thuốc thần kỳ”, “bài thuốc dân gian hiệu quả”… Theo đó công thức chung của loại trà này là: 3g trà, 30g hạt sen xay nhỏ, hãm uống 3 lần trong ngày.

Trước thông tin trên, theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) đưa nhận định: Trong cuộc sống hàng ngày, trà mạn hạt sen là hai thứ thực phẩm rất thông dụng đối với người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung.

Theo dược học cổ truyền, trà mạn có nhiều công dụng: làm hưung phấn thần kinh, tăang khả năng ghi nhớ, chống mệt mỏi, tang cường sức co bóp cơ tim, giải độc, chống nhiễm khuẩn, chống phóng xạ, loại trừ các gốc tự do, kéo dài tuổi thọ. Thậm chí trà mạn nói riêng và các loại trà khác nói chung còn có chức năng chống ung thư.

Nhưng để nói về công dụng trị yếu sinh lý thì bác sĩ Toàn nói:

“HTuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rằng trà mạn có tác dụng cải thiện chức năng sinh dục, nâng cao sinh lý, phòng chống các chứng rối loạn cương dương ở đàn ông”, bác sĩ Toàn khẳng định.

Trong y học cổ truyền, hạt sen là một vị thuốc thường dùng có vị ngọt, tính bình để bồi bổ tì vị, bổ thận ích tinh và an thần. Một số bài thuốc cố của Y học cổ truyền dùng để chữa trị các chứng bệnh của đàn ông thường sử dụng hạt sen, ví như bổ phương ngũ tử diễn tông hoàn - bài thuốc làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng.

“Nhưng thực tế là hạt sen cũng chưa có công trình nghiên cứu dược lý nào khẳng định có tác dụng làm tăng cường sinh lý đàn ông. Hơn nữa, hạt sen cũng không được xếp vào nhóm các thuốc bổ thận tráng dương”, bác sĩ Toàn nói.

Không hại thì cứ dùng

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhưng bài thuốc trên lại được kinh nghiệm dân gian lưu truyền lâu đời. Bởi thế, theo tâm lý nhiều người Việt thì “cứ dùng, biết đâu hợp với mình”. Bác sĩ Toàn thì đưa ý kiến:

Hiện tượng một số chị em không biết căn cứ vào đâu, đổ xô đi mua trà mạn hạt sen để cho các đấng phu quân sử dụng nhằm cải thiện chức năng sinh lý cần phải nhìn nhận lại.

Bác sĩ Toàn chắc chắn: “Thực chất đây là thông tin không có căn cứ khoa học. Tuy nhiên trà mạn và hạt sen cũng là những thực phẩm rất hữu ích, cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Do đó nó hoàn toàn vô hại cho người sử dụng”.

Do đó bạn vẫn có thể dùng trà mạn hạt sen để nâng cao sức khỏe. Nhưng trước khi nó được chứng minh là giúp ích cho người yếu sinh lý thì những người mắc bệnh chỉ nên xem nó là một bài thuốc tâm lý và vẫn cần điều trị chuyên khoa.

Một điều nữa bạn cần chú ý là những người có dùng với tâm sen kết hợp thì không nên uống triền miền, uống kéo dài. Tâm sen chỉ thích hợp cho người thực nhiệt, không thích hợp cho người hư nhiệt. Tâm sen cũng ảnh hưởng đến cường độ tim nếu dùng kéo dài.

Ảnh minh họa: Internet
Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ