Không nói dối, luôn trung thực
Khi bạn phát hiện trẻ nói dối, thay vì quở trách, đánh mắng, bạn nên tìm hiểu xem nguyên nhân khiến trẻ nói dối như vậy. Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân, mẹ nên giảng giải cho trẻ biết cái sai của trẻ từ đó động viên, khuyến khích trẻ luôn thành thật.
Không bạo lực, không sử dụng ngôn ngữ thô tục
Nếu bạn thấy con có hành vi bạo lực hay sử dụng ngôn ngữ thô tục, hãy ngăn chặn kịp thời. Tiếp đó, mẹ hãy trò chuyện với trẻ để trẻ nhận ra sai lầm và sửa sai kịp thời.
Tự làm việc của mình, không ỷ lại vào người khác
Bố mẹ thường xuyên bao bọc, làm việc thay con sẽ khiến trẻ ỷ lại. Thay vào đó, hãy dạy cho trẻ cách tự làm mọi việc. Thời gian trôi đi, trẻ sẽ học được cách tự lập, tự chủ.
Không tự tiện lấy, dùng đồ của người khác
Bố mẹ nên dạy cho con biết đâu là đồ dùng của người khác, mình không được tự tiện lấy, dùng đồ của người khác. Nếu con muốn, con cần hỏi ý kiến của người khác trước khi lấy, dùng bất cứ đồ đạc gì.
Học cách chia sẻ
Nhiều đứa trẻ do được chăm sóc, yêu chiều quá mức sẽ trở nên ích kỷ, coi mình là trung tâm mà không quan tâm đến những người khác. Vì vậy, bố mẹ cần dạy cho trẻ cách đồng cảm, chia sẻ với người khác ngay từ khi còn nhỏ.
Không ngắt lời người khác
Bố mẹ nên sớm dạy cho trẻ biết rằng, ngắt lời người khác là mất lịch sự và trẻ nên học cách cảm thông và tôn trọng người khác ngay từ khi còn nhỏ.
Xin lỗi khi làm điều sai trái
Bạn không nên nghĩ rằng con còn nhỏ, chưa biết gì nên có thể mắc sai lầm. Khi trẻ làm điều sai, bố mẹ nên chỉ ra kịp thời, dạy trẻ xin lỗi và không tái phạm.
Không nên lười biếng
Ngay từ nhỏ, bạn cần phải dạy cho trẻ biết rằng không có bữa ăn nào là miễn phí và trẻ chỉ có thể đạt được thành quả nhờ sự nỗ lực của riêng mình. Thay vì làm tất cả mọi việc thay con, bạn hãy hướng dẫn trẻ làm từ những việc đơn giản nhất và dừng quên khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc của mình.