Bên cạnh đó, việc tham mưu thực hiện chi trả một số chế độ phụ cấp, thêm giờ cho tổ trưởng, tổ phó, giáo viên chưa đảm bảo.
Để triển khai, thực hiện nghiêm túc nội dung trên, Sở GD&ĐT Bắc Giang yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố thành phố nghiên cứu văn bản, cụ thể hóa một số nội dung:
Khái niệm giờ dạy đối với giáo viên mầm non: Một giờ dạy đối với giáo viên được tính là 60 phút. Trong 60 phút giáo viên thực hiện tổ chức các hoạt động trên nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo thời gian biểu đựợc qui định trong hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và thực tế nhà trường xây dựng.
Thực hiện giờ dạy đổi với giáo viên và cán bộ quản lý trường mầm non theo quy định.
Đối với giáo viên: Các trường mầm non được bố trí đủ 2 giáo viên/nhóm, lớp,thực hiện phân công giáo viên làm việc 8 giờ/ngày (trong đó 6 giờ trực tiếp trên lớp, 2 giờ còn lại có thể ở trên lớp hoặc làm công việc khác do Hiệu trưởng phân công; và đảm bảo 40 giờ/tuần.
Đối với nhóm, lớp chưa bố trí đủ 2 giáo viên/lớp (ăn bán trú), thực hiện phân công giáo viên đứng lớp trực tiếp 8 giờ/ngày.
Đối với Hiệu trưởng: Phải tham gia dạy trẻ trực tiếp hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên đủ 2 giờ/tuần (có nghĩa là 120 phút/tuần trừ trông trẻ ngủ buổi trưa) được hưởng tiền phụ cấp đứng lớp và thâm niên.
Đối với Phó hiệu trưởng: Phải tham gia dạy trẻ trực tiếp các hoạt động trên lớp đủ 4 giờ/tuần (có nghĩa là 240 phút/tuần trừ trông trẻ ngủ buổi trưa) được hưởng phụ cấp đứng lớp và thâm niên.
Hồ sơ dạy trẻ trực tiếp và dự giờ dạy trẻ của giáo viên phải đảm bảo tính pháp lý (có sổ báo giờ được giáo viên ký xác nhận hoặc chữ ký của giáọ viên được dự, giáo viên chủ nhiệm lớp có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dạy trực tiếp).
Sở cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường mầm non xâỵ dựng kế hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp thời chế độ cho cán bộ quản lý, giáo viên mâm non theo qui định. Các trường tư thục vận dụng thực hiện đảm bảo không thấp hơn các trường công lập.