Thúc đẩy nguồn lực tương lai khu vực châu Á - Thái Bình Dương

GD&TĐ - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hơn 1 tỷ trẻ em, chiếm gần 1/2 số công dân dưới 18 tuổi trên toàn cầu. Do đó, thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này sẽ tạo ra đóng góp lớn cho tương lai và sự thịnh vượng của khu vực. 

Thúc đẩy nguồn lực tương lai khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Trong đó, nội dung của sự kiện “Một tỉ khối óc: Trẻ em thông minh hơn, Kinh tế vững mạnh hơn” đã cho thấy một nguồn lực to lớn trong tương lai đang cần được đầu tư để có thể phát triển hết tiềm năng.

Đảm bảo lực lượng lao động có tay nghề

Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng của Malaysia - YB Dato Sri Rohani Abdul Karim Rohani cho biết: Phát triển nguồn vốn con người là một yếu tố then chốt để thúc đẩy và duy trì tăng trưởng kinh tế. Trong Kế hoạch quốc gia thứ 11 của Malaysia, chính phủ Malaysia đã đề ra khung làm việc để đảm bảo có đủ lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển đổi của tất cả các khu vực kinh tế hướng tới các hoạt động tập trung vào tri thức, nâng cao năng suất lao động và thu hút đầu tư vào Malaysia.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đại diện cho một lực lượng đáng kinh ngạc về nguồn vốn con người chưa được khai thác - những khối óc và tương lai của 1 tỉ trẻ em. Đó là những nguồn lực mà các quốc gia trong khu vực đều dựa vào để định hình một tương lai tốt đẹp hơn, bền vững hơn.

Các số liệu thống kê mới được công bố cho thấy, có khoảng 43% trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đang có nguy cơ không phát triển hết được tiềm năng nhận thức của mình. Không một quốc gia nào có thể chấp nhận rủi ro đánh mất tiềm năng trí óc của gần một nửa những công dân trẻ tuổi nhất của mình, đặc biệt là các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình.

Bảo trợ xã hội, chấm dứt bạo lực và phổ cập y tế

Các kết quả của những nghiên cứu gần đây cũng đã cung cấp những bằng chứng mới hết sức ấn tượng về tỉ suất lợi tức vô cùng cao nếu tiếp tục phát triển hơn nữa tiềm năng của con người bằng cách tập trung vào bảo trợ xã hội, chấm dứt bạo lực trẻ em và phổ cập y tế toàn dân. Giải quyết vấn đề dễ bị tổn thương và thiệt thòi có liên quan đến trẻ em và cha mẹ góp phần vào tăng trưởng kinh tế và cách tốt nhất để thực hiện việc này là đầu tư mạnh hơn vào các chương trình bảo trợ xã hội.

Tài liệu “Nguồn vốn nhận thức: Đầu tư vào trẻ em để tạo nên sự phát triển bền vững” chỉ ra rằng đầu tư vào trẻ em, đặc biệt là những năm đầu đời, cũng sẽ đem lại lợi ích trong việc thực hiện nhân quyền, giảm bất bình đẳng, ngăn chặn sự tước đoạt thực hiện quyền và trì trệ kinh tế.

Khoảng hơn một tỷ trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực mỗi năm, với gánh nặng lớn nhất thuộc về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia bằng việc tăng gánh nặng lên hệ thống y tế, tỷ lệ bạo lực, tội phạm, khuyết tật và thậm chí tử vong cao hơn. Nghiên cứu của UNICEF cho thấy rằng bạo lực trẻ em gây thiệt hại lên tới 209 tỷ USD mỗi năm ở các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, tương đương với 2 phần trăm GDP của cả khu vực cộng lại.

Bạo lực trẻ em là hoàn toàn sai trái, đi ngược lại luật pháp quốc tế, và là bi kịch cho mọi trẻ em bị ảnh hưởng. Ngoài việc bạo lực trẻ em là vấn đề đạo đức và cần hành động, các nghiên cứu chỉ ra rằng bạo lực trẻ em còn dẫn tới phí tổn về kinh tế và y tế công cộng. Vì vậy, tất cả các chính phủ trong khu vực đã ký Công ước Quốc tế của Liên Hiêp Quốc về quyền trẻ em, trong đó các quốc gia cam kết bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại và ngược đãi. Cần hành động nhiều hơn nữa để thực hiện những cam kết này, trong đó có việc đầu tư vào các dịch vụ xã hội.

Trẻ em được hưởng chế độ dinh dưỡng tốt, có sự kích thích phát triển, sống trong môi trường có sự hỗ trợ và an toàn có nhiều khả năng đạt được tiềm năng tối đa nhất. Đầu tư vào nguồn vốn nhận thức, năng lực của con người để tư duy, học tập và làm việc cùng nhau sẽ góp phần duy trì và tăng trưởng các nền kinh tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.