Thừa Thiên Huế: Nối lại việc tìm kiếm các công nhân mất tích tại Rào Trăng 3

GD&TĐ - Sau 3 ngày phải tạm nghỉ để tránh áp thấp nhiệt đới, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã nối lại toàn bộ hoạt động tìm kiếm công nhân mất tích tại Rào Trăng 3.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn Thừa Thiên Huế quyết tâm tìm kiếm các công nhân mất tích tại Rào Trăng.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn Thừa Thiên Huế quyết tâm tìm kiếm các công nhân mất tích tại Rào Trăng.

Ngày 10/7, thông tin từ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích trong vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.

Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của tỉnh trong đợt trở lại tìm kiếm lần này, tỉnh tiếp tục huy động tối đa các lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung cho công tác tìm kiếm.

Theo đó, đợt tìm kiếm lần sẽ tập trung hoàn thành việc tìm kiếm tại bãi bồi số 2 và tiếp tục mở đường, ngăn sông, lấp suối để tiếp cận và tìm kiếm tại khu vực bãi bồi số 3, nằm ngay dưới cửa xả của Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.

Được biết, đây là khu vực có địa hình hiểm trở, có vực sâu và bãi đá ngầm vì vậy các lực lượng đang tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình và xây dựng phương án tìm kiếm một cách chặt chẽ nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn đối với các lực lượng tìm kiếm.

Sau khi nối lại công tác tìm kiếm các lực lượng đã bắt tay ngay vào tìm kiếm ở khu vực bãi bồi số 2 cách hiện trường sạt lở khoảng 2km về phía hạ lưu.

Đến hôm nay, mặc dù chưa tìm thấy thêm thi thể công nhân mất tích, song lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy nhiều vật dụng cá nhân của các nạn nhân.

Dự kiến, trong những ngày tới các đơn vị tìm kiếm sẽ tiếp tục tập trung cao nhất về lực lượng, phương tiện và tiến hành mở rộng pham vi tìm kiếm quanh khu vực của bãi bồi nói trên.

Như Báo GD&TĐ đã thông tin, trước đó, vào ngày 12/10/2020, đã xảy ra vụ sạt lở núi tại khu vực Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3. Vụ sạt lở đã vùi lấp toàn bộ khu nhà điều hành khiến 17 công nhân đang thi công mất tích. Đến nay, trải qua nhiều đợt tìm kiếm lực lượng cứu hộ chỉ mới tìm được 6/17 nạn nhân mất tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...