Thừa Thiên Huế: Người dân vật lộn với nước lũ

GD&TĐ - Ảnh hưởng của  bão số 12 và mưa đặc biệt lớn đã nhấn chìm nhiều trường học, nhà dân trong biển nước, hàng trăm tấn cá lồng nuôi bị chết và cuốn trôi, nhiều đoạn bở biển bị sạt lở.

Trường THPT Nguyễn Chí Thanh huyện Quảng Điền Ngập sâu trong lũ
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh huyện Quảng Điền Ngập sâu trong lũ

Những nơi bị sạt lở gồm các đoạn bờ biển qua xã Quảng Công, huyện Quảng Điền; thị trấn Thuận An, xã Phú Thuận, Phú Diên, Phú Hải, Vinh Thanh, huyện Phú Vang và xã Vinh Hải, Vinh Hiền, huyện Phú Lộc.

Trong đó tập trung nặng đoạn qua xã Phú Thuận, huyện Phú Vang với chiều dài hơn 2km; đoạn qua xã Vinh Hải dài hơn 2,5km. Bờ biển đoạn qua thôn 4, xã Vinh Hải sóng đã đánh trôi một phần khối lượng xử lý khẩn cấp của các năm 2014, 2016 với chiều dài khoảng 200m; có nguy cơ mở cửa biển mới, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018.

Cá chết trắng sông Bồ, dân thiệt hại tiền tỷ
Cá chết trắng sông Bồ, dân thiệt hại tiền tỷ

Tại huyện Nam Đông, do mưa lớn đã làm cho đèo La Hy thuộc xã Hương Phú bị sạt lở nhiều đoạn. Riêng huyện A lưới có 6 điểm sạt lở trên tuyến QL 49 và các tuyến đường liên thôn, cầu Chai 1, 2 thuộc xã Đông Sơn tiếp tục bị sạt mái taluy và sạt mố cầu. UBND huyện đã huy động các lực lượng địa phương ứng cứu, đến 22 giờ 00 cùng ngày, số người gặp nạn đã được giải cứu

Theo thông từ Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận 8 trường hợp chết mất tích do lũ cụ thể tại địa bàn xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) cũng ghi nhận trường hợp hai bố con mất tích chưa liên lạc được.

Theo đó, sáng 5/11 11, ông Phan Văn Quốc (54 tuổi, ở xã Thủy Thanh) chở con gái là Phan Thị Thúy (24 tuổi) đi làm ở khu công nghiệp Phú Bài. Tuy nhiên, đến chiều tối nay, gia đình liên lạc với công ty của Thúy thì được biết không thấy Thúy đến chỗ làm.

Dân vùng lũ vật lộn trước cơn lũ kéo dài
Dân vùng lũ vật lộn trước cơn lũ kéo dài

Trong khi đó, điện thoại của ông Quốc cũng báo không liên lạc được. Được biết, quãng đường từ xã Thủy Thanh đến khu công nghiệp Phú Bài, qua cánh đồng đã ngập lũ từ sáng đến nay.

Hậu bão số 12 đã khiến cá lồng tại nhiều huyện trên địa bàn Thừa Thiên Huế sắp đến mùa thu hoạch lại bị dòng lũ cuốn trôi. Bà con không thể làm gì hơn ngoài việc cố gắng vớt vát những con cá còn sót lại và rơi nước mắt...

Điều tiết giao thông qua Quốc lộ 1A
Điều tiết giao thông qua Quốc lộ 1A 

Đứng giữa dòng nước lũ trắng bạt trên bờ sông Bồ ánh mắt ông Lê Quang Hóa mắt đỏ hoe khi nhìn hàng tấn cá sắp đến ngày thu hoạch buộc phải vớt lên bao tải đi chôn, ông Hóa buồn bã kể: " Nước lũ lên nhanh quá chú ơi, mới lũ một ngày mà bà con nuôi cá ở đây thiệt hại hơn 70 tấn cá, xót của quá chú ơi. Nhiều bà con nuôi cá còn ngồi bệt trên lồng tiếc của đứt ruột, nóng gan. Tất cả công sức tiền bạc mất trắng cũng vì lũ".

Đang loay hoay gọi xe về chở cá đi chôn giọng ông Nguyên Hoàng thôn Hạ lang xã Quảng Phú hét to giữa dòng nước lớn " Trời ơi, tiền tỷ mất hết rồi, đau quá chú ơi, gần một tháng nữa là gia đình thu hoạch ước tính trả lãi ngân hàng 2 tỷ còn lời được vài trăm triệu ai ngờ giờ phải vớt cá để bán cho heo ăn".

Tính đến thời điểm hiện tại, xã Quảng Phú huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 285 lồng cá của các hộ dân nuôi cá lồng bè tại xã Quảng Phú gần như chết trắng. Hộ ít nhất thiệt hại 50 triệu đồng, nhiều phải tính đến tiền tỷ. Nhìn hình ảnh cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước tạo thành cảnh tượng đầy ám ảnh.Với những người dân nuôi cá lồng bè tại đây, họ dường như trắng tay chỉ sau một đêm lũ lớn tràn về.

Người dân vùng lũ dùng phương tiện ghe đò để đi lại
Người dân vùng lũ dùng phương tiện ghe đò để đi lại 

Nhiều người không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh người dân phải tự tay vớt hàng tấn cá vào bao đem bán thức ăn cho heo. Theo ông Phạm Văn Lợi – Phó chủ tịch xã Quảng Phú cho biết: "Hiện tại toàn xã có 285 lồng cá thì gần như mất trắng. Riêng tại thôn Hạ Lang, số lượng cá chết khoảng 80 tấn. Trước mắt, các hộ dân sẽ vớt hết cá để đi tiêu hủy tránh ảnh hưởng tới môi trường”.

Không chỉ nỗi đau về mât mát tài sản, người dân các xã vùng rốn lũ Quảng Điền đang chống chội với lũ dữ, khắp những làng xã chúng tôi đã đi qua trong lũ, ở đâu nước cũng ngập lai láng, nơi sâu nhất hơn 1, 5 m. Đặc biệt là các xã Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành trong ngày 6/11 nước lũ vẫn còn cao khiến cuộc sống của người dân bị đảo lôn.

Trước đó trong sáng 6/11 ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra phương án điều tiết, xả lũ và các hạng mục công trình hồ Tả Trạch, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu yêu cầu các ban ngành liên quan tiếp tục theo dõi thời tiết, có phương án xả lũ hợp lý, đảm bảo quy trình vận hành liên hồ chứa theo quy định và chỉ đạo của tỉnh.

Trường hợp lượng mưa thấp thì giảm tối đa lưu lượng xả lũ để tích nước và hạn chế ngập lụt vùng hạ du. Nếu lượng mưa lớn thì cần tăng cường lưu lượng xả, song phải hợp lý nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Trong chiều ngày 6/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế và lãnh đạo thị xã Hương Thủy đã đến thăm, động viên và trao tiền hỗ trợ cho gia đình có nạn nhân tử vong trong đợt lũ vừa qua. Theo đó, Ủy ban MTTQVN tỉnh TT-Huế và đã đến thăm và trao 3 triệu đồng hỗ trợ cho gia đình bà Trần Thị Ni (ở thôn Thanh Toàn, xã Thủy Thanh) có chồng và con gái bị nước lũ cuốn trôi vào sáng ngày 5/11.

Lãnh đạo thị xã Hương Thủy hỗ hợ 11 triệu đồng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương đã hỗ trợ gia đình hơn 8 triệu đồng và một số nhu yếu phẩm cần thiết. Hiện, các lực lượng chức năng và người dân địa phương đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân Phan Văn Quốc (SN 1963) là bố của chị Thúy.

Hiện tại do nước lũ còn cao nên ngành GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho phép học sinh nghỉ học tránh lũ. Trao đổi với ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, theo yêu cầu của UBND tỉnh để đảm bảo an toàn cho học sinh và cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh, tất cả trường học, cơ sở giáo dục thuộc các cấp học sinh trong tỉnh được nghỉ học vào ngày 6/11 do ảnh hưởng của bão số 12.

Sở GD&ĐT đề nghị phòng GD&ĐT các huyện, thị xã và TP. Huế theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão lũ; thông tin kịp thời, đầy đủ đến lãnh đạo các trường, giáo viên, học sinh; nhất là vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Sở GD&ĐT tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành giáo dục ngừng ngay việc tổ chức các cuộc họp, các hoạt động không cấp thiết để tập trung nhân lực rà soát kế hoạch, các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn cho cơ sở vật chất nhà trường, bảo quản tốt hồ sơ, thiết bị giảng dạy, chủ động ứng phó khi mưa bão xảy ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.