Thửa dao sắc chặt "vòi bạch tuộc" tín dụng đen

Thửa dao sắc chặt "vòi bạch tuộc" tín dụng đen
Cầm đồ, một hình thức vay nặng lãi dẫn đến nhiều hệ lụy
Cầm đồ, một hình thức vay nặng lãi dẫn đến nhiều hệ lụy
 

Tín dụng đen như những chiếc vòi bạch tuộc len lỏi khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, bám riết và đe dọa cả số phận của những người dân nghèo, thậm chí nó lan tỏa đến cả những vùng quê hẻo lánh, miền núi xa xôi – nơi người dân ít được cập nhật thông tin.

Hoạt động của "vòi bạch tuộc” tín dụng đen đã âm ỷ từ rất lâu nhưng gần đây mới vỡ lở và diễn biến phức tạp. Sở dĩ thời điểm này các vụ vỡ nợ tín dụng đen mới bung ra một cách khủng khiếp hơn hẳn thời gian trước là do việc thắt chặt tín dụng bắt đầu quyết liệt và kéo dài từ năm 2011. Tín dụng bị thắt chặt cộng với suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp (DN) rơi vào cảnh sức cùng lực kiệt, nên các "quả bom” tín dụng đen bắt đầu phát nổ.

Hàng loạt vụ vỡ nợ và tín dụng đen cũng dần bộc lộ chân tướng. Và dường như mỗi ngày lại lộ diện những phi vụ khủng khiếp hơn. Hậu quả của việc vay tiền từ tín dụng đen là không thể trả được lãi suất của những khoản vay đó, bởi trên thực tế không có ngành kinh doanh nào có thể kinh doanh sinh ra đủ lợi nhuận để chi trả lãi theo hình thức trên.

Vì vậy tất yếu lãi mẹ đẻ lãi con, khoản nợ không ngừng tăng lên, vì thế sẽ dẫn đến những người vay nợ mất khả năng chi trả. Hệ lụy của nó không chỉ là làm méo mó, hủy hoại nền kinh tế, mà thậm chí liên quan đến cả tính mạng con người. Đã có không ít số phận phải kết thúc bi thảm chỉ vì tín dụng đen.

Có lẽ, không ai là không nhận ra tín dụng đen đang trở thành thảm họa của nền kinh tế. Song, để ngăn chặn nó lại không phải là điều đơn giản. Giới chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định, không khó để nhận ra một thực tế rằng, tín dụng đen chỉ sống được và có đất để phát triển ở một môi trường có hệ thống ngân hàng hoạt động yếu kém.

Những vụ vỡ nợ quỹ đen có khi lên tới hàng ngàn tỷ đồng, cho thấy vốn trong dân rất lớn. Nhưng tại sao một lượng tiền nhàn rỗi trong dân lớn như vậy lại không nằm trong ngân hàng – điều này chứng tỏ sự yếu kém của hệ thống ngân hàng  vì đã không có khả năng thu hút nguồn vốn từ trong dân. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, đây chính là một trong những nhược điểm của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Một con số thống kê (không chính thức) cho rằng, nguồn tín dụng đen hiện nay chiếm xấp xỉ 30% tín dụng ngân hàng, với quy mô khoảng 50 tỉ USD. Đây là một con số quá lớn và sẽ rất nguy hiểm nếu tín dụng đen không có điểm dừng.

Tuy nhiên, không ít ý kiến đưa ra nhận định, tín dụng đen chỉ được dần loại trừ khỏi thị trường khi mà hệ thống ngân hàng tín dụng chính thức hoạt động tốt hơn. Bởi khi hệ thống ngân hàng chính thức hoạt động ổn định, người dân có thể tiếp cận được nguồn tín dụng qua hệ thống ngân hàng này, khi đó tự khắc tín dụng đen không còn đất sống.

Điều này cũng có thể hiểu rằng, chỉ khi nào hệ thống ngân hàng thực sự có một "cơ thể” khỏe mạnh để có thể bơm tín dụng ra nền kinh tế, đến lúc đó tín dụng đen tự nó sẽ bị triệt tiêu vì không còn đất sống.

Với tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng ở Việt Nam hiện nay, TS Hiếu đưa ra dự báo, sang năm 2014, khi nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, tín dụng trong hệ thống ngân hàng chưa đủ mạnh để có thể chảy vào các lĩnh vực kinh tế, thì chắc chắn tín dụng đen vẫn còn đất dung thân.

Và để có thể làm sạch hệ thống ngân hàng, loại trừ tín dụng đen, một trong những yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tăng hiệu quả trong hoạt động cho vay đồng thời phải kiểm soát được toàn bộ hoạt động của hệ thống tài chính kể cả hệ thống tài chính ngầm.

Ở đây, TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh đến vai trò của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Theo ông Hiếu, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của Ủy ban này cần phải được tăng cường để có thể kiểm soát được những rủi ro mà hệ thống tài chính có thể gặp phải. "Tuy nhiên, từ trước đến nay, hoạt động của Ủy ban này mới chỉ dừng lại ở tính chất tư vấn, thiếu hẳn nguồn nhân lực và những công cụ liên quan đến hệ thống tài chính để có thể xử lý được những biến cố có thể xảy ra”- TS Hiếu nhận định.

Và như vậy, có thể hiểu rằng, một khi những hoạt động trong quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng còn lỏng lẻo, thiếu công cụ, thiếu nguồn nhân lực, thì sẽ chưa thể có được một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định như kỳ vọng, và khi đó, tín dụng đen vẫn chưa thể bị loại trừ.

Theo Duy Phương
Đại Đoàn Kết

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.