Thú vị áp phích khám phá vũ trụ của Nga

GD&TĐ - Việc khám phá không gian - vũ trụ đến nay vẫn là một niềm mong ước của rất nhiều nước và hàng tỷ người trên thế giới, do đại đa số chúng ta vẫn chưa đặt chân lên được các hành tinh, các vì sao trong Dải Ngân hà.

Nữ du hành gia Valentina Tereshkova.
Nữ du hành gia Valentina Tereshkova.

Thế nên, những hình ảnh về vũ trụ xa xôi, hay những gì liên quan tới hoạt động thám hiểm, thăm dò khoảng không luôn quý giá, lạ mắt và thú vị trước bất cứ ai. 

Có không nhiều nước có thể phô diễn về những hình ảnh ấy, nếu chưa thật sự lên quỹ đạo Trái đất, ngoại trừ một số quốc gia như Nga, Mỹ, Nhật Bản… Trong đó Nga là một trong các nước tiền phong đưa vật thể, sinh vật cũng như con người lên không gian, cũng có chương trình nghiên cứu, đào tạo du hành gia ở trên mặt đất lẫn trên trạm quốc tế.

Để quảng bá, tuyên truyền hoạt động nhằm chúc mừng các thắng lợi trong việc chinh phục những vì sao, từ thập niên 1970 - 1980 trở về trước, nước này đã có nhiều áp phích - tranh cổ động về chủ đề khám phá vũ trụ.

Áp phích nhà du hành vụ trụ đầu tiên A. Gagarin.
Áp phích nhà du hành vụ trụ đầu tiên A. Gagarin.
Áp phích tiến vào không gian.
Áp phích tiến vào không gian.
Áp phích vinh quang cho nhân dân Xô Viết người đi tiên phong trong không gian.
Áp phích vinh quang cho nhân dân Xô Viết người đi tiên phong trong không gian.

Một trong những áp phích đầu tiên mà Liên Xô cũ (Nga), gây được sự tò mò, yêu thích của công chúng là tranh về Xô Viết đã phóng được các vật thể lên không gian.

Để thực hiện được điều ấy, cụ thể vào ngày mồng 4/10/1957 tại thành phố Baikonur, người ta đã phóng một quả tên lửa mang theo thiết bị, tên là Sputnik1 và là phương tiện đầu tiên được đi vào không gian (vào trong quỹ đạo Tinh Cầu).

Vào ngày 2/1/1959, Nga lại phóng tiếp một vệ tinh nữa - Luna I cho bay đến quỹ đạo Mặt trăng, song do vận tốc quá lớn, nó đã bay thẳng tới phía Mặt trời.

Phải 8 tháng sau, tên lửa Luna II mới thực hiện được nhiệm vụ này, trở thành con tàu đầu tiên tới được bề mặt của “Chị Hằng”. Kế tiếp nó, Luna III còn chụp được những hình ảnh về một vùng viễn phương trên mặt trăng. 

Áp phích Khoa học Xô Viết muôn năm, phi hành gia đầu tiên muôn năm.
Áp phích Khoa học Xô Viết muôn năm, phi hành gia đầu tiên muôn năm.
Áp phích Sputnik con tàu của tình hữu nghị và hợp tác.
Áp phích Sputnik con tàu của tình hữu nghị và hợp tác.

Ngày 12/4/1961, du hành gia Yuri Gagarin đã là người đầu tiên bay vào vũ trụ, trở về an toàn, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử thám hiểm không gian của nhân loại.

Trên con tàu Vostok 1 và thời gian 108 phút để từ lúc phóng tới khi đạt đích (mở dù), ông đã bay một vòng quanh Trái đất và quay về, khi ấy mới 27 tuổi.

Hai năm sau, Valentina Tereshkova cũng là người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian và về an toàn. Chuyến đi của bà là vào ngày 16/6/1963 trên con tàu Vostok 6. Hai năm tiếp, Alexei Leonov lại là phi hành gia đầu tiên ra khỏi tàu, đi dạo trong không gian trong một bộ áo quần đặc biệt của nhà du hành với thời gian 12 phút. 

Qua những bức tranh cổ động, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học công nghệ, người xem thấy trong đó toát lên một tinh thần hết sức Nga, đó là sự quả cảm, anh hùng, trí dũng cùng tình yêu đất nước, con người và hòa bình.

Cùng những hình ảnh đẹp, còn có những câu nói ý nghĩa, ca ngợi đất nước Nga, đồng thời là sự hợp tác hữu nghị, mang kiến thức, sự tiến bộ - thịnh vượng đến với thế giới. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ