Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nỗ lực cao nhất đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2014, Thủ tướng nhấn mạnh, phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định, việc Trung Quốc bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.

Thủ tướng nhấn mạnh: Trong bối cảnh như trên, nhiệm vụ đặt ra là vừa phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, vừa bằng mọi giải pháp phù hợp để gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời quyết tâm, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra từ đầu năm 2014 trên tinh thần không điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đề ra cho năm 2014.

***

Liên quan đến sự kiện Trung Quốc phát hành bản đồ dọc với đường 10 đoạn, giới chuyên gia quốc tế cảnh báo, Trung Quốc có thể xâm chiếm thêm các đảo trên biển Đông để khống chế toàn bộ khu vực chiến lược này.

Trong bài phân tích đăng trên website của Viện Nghiên cứu SAAG (Ấn Độ), TS Subhash Kapila cảnh báo: Tình hình căng thẳng biển Đông có khuynh hướng leo thang vì Trung Quốc sẽ tiếp tục hoàn tất mưu đồ kiểm soát toàn bộ vùng biển này. 

Ông lập luận dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo, bãi đá ở Trường Sa chỉ là bước đầu cho tham vọng của Trung Quốc đối với biển Đông. 

Ý đồ này đang được Trung Quốc hiện thực hóa bằng hình thức cho hải quân, không quân tuần tra trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và tiến hành các cuộc tập trận lớn. 

Chuyên gia Kapila cho rằng: Bước kế tiếp của Trung Quốc có thể là sẽ tiến chiếm thêm nhiều đảo, bãi đá tại đây, cũng như lập vùng nhận diện phòng không ở biển Đông và đơn phương ban hành các quy định hạn chế hàng hải khác do hải quân giám sát. 


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nỗ lực cao nhất đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ảnh 1
Một công nhân kiểm tra bản đồ dọc mới phi pháp của Trung Quốc được in tại Hồ Nam ngày 27/6. Ảnh: Reuters

Tờ The Philippine Star dẫn lời cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez cảnh báo: Nếu các bên không phản ứng mạnh với tấm bản đồ dọc mới, Trung Quốc có thể vin vào nó để đẩy mạnh lấn chiếm, xâm phạm trên biển Đông. 

Theo ông, nước này đang tiếp tục thực thi tuyên bố mang tính bành trướng lãnh thổ bằng cách vẽ ra bản đồ mới. “Các chỉ huy hải quân Trung Quốc sẽ dựa vào bản đồ mới để tự cho mình có quyền xâm phạm” - Ông Golez cảnh báo.

Ông còn dự đoán Malaysia và Indonesia sẽ phản đối tấm bản đồ ngang ngược của Trung Quốc vì đường 10 đoạn cũng “liếm” sát bờ biển thuộc bang Sabah của Malaysia và lấn sâu vào biển Natuna của Indonesia. Đến nay, Việt Nam và Philippines đều đã lên án mạnh mẽ bản đồ này.

Trên biển Hoa Đông, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết hai tàu công vụ của Trung Quốc sáng 30/6 đã đi vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý song Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông.

Theo nguồn tin, 2 tàu Trung Quốc nêu trên đã đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh một đảo thuộc quần đảo Senkaku từ lúc 10 giờ 30 (1 giờ 30 GMT).
Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy một kế hoạch gây tranh cãi nhằm nới lỏng những hạn chế đối với quân đội nước này và cho phép quân đội được chiến đấu để bảo vệ đồng minh, điều đang bị cấm theo quy định Hiến pháp hòa bình.
Theo anninhthudo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.