Đó là chia sẻ của Ngô Di Lân - Du học sinh 21 tuổi giành được học bổng tiến sĩ toàn phần của ĐH Brandeis.
Dàn ý mạch lạc
Các thầy cô làm ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ của học sinh đăng ký, từ 500 đến 1.000 bài là ít nhất nên họ rất khó chịu khi phải học một bài dàn ý lộn xộn không đầu không đuôi, không biết ý của bạn là gì không cảm nhận được bạn dẫn họ đi đến đâu thì ngay từ đầu bạn đã mất điểm. Khi đó cơ hội giành học bổng còn bao nhiêu?
Để bắt đầu viết thư giới thiệu trước hết bạn phải lập cho mình một dàn ý rõ ràng mạch lạc. Phần mở bài phải rõ ràng, kết thúc trong 1 khổ, phần 2 có 1 ý chính, phần 3 có 1 ý chính, phần tiếp theo 1 ý chính, và cuối cùng là kết bài, như vậy trôi chảy mạch lạc, hành trình bắt đầu từ đâu và đi đến đâu, rất dễ dàng cho người đọc.
Nhiệm vụ của bạn là làm cho người duyệt hồ sơ thấy công việc duyệt hồ sơ là dễ dàng nhất, chứ không phải là khó khăn nhất. Làm được như vậy là bạn đã thành công.
Mở bài độc đáo, sáng tạo
Là phần quan trọng nhất nó thể hiện xem các bạn có đầu tư hay không, nếu mở bài của bạn quá nhạt nhẽo thì họ sẽ không rành thời gian để đọc hồ sơ của bạn.
Mở bài của bạn phải thể hiện được cái chất của bạn, tốt nhất là nên đưa ra một câu truyện được sắp đặt và có sự tính toán, dẫn dắt người đọc vào vấn đề, độc đáo và sáng tạo. Người ta thích mở bài của bạn, người ta sẽ đầu tư đọc tiếp.
Thân bài: Sắp xếp nội dung khéo léo, sáng tạo
Chính là phần thịt của bài, nếu mở bài đưa bạn đến cổng của ngôi trường đó thì phần thân bài chính là chìa khóa để bạn tiến vào ngôi trường đó. Phần thân bài bao gồm 4 phần có thể tùy ý sắp xếp, khéo léo, sáng tạo theo ý của bạn. Lưu ý:
Làm nổi bật vấn đề mình quan tâm:
Nếu thể hiện chung chung, người đọc sẽ nhận ra rằng bạn chưa nghiên cứu kỹ về vấn đề đó, vì trong mỗi ngành đều có vô vàn chuyên ngành, lĩnh vực nhỏ. Phải cho họ thấy rõ rằng bạn biết lối đi của mình, bạn đang quan tâm đến cái gì ở trong ngành lớn đó.
Quan tâm không phải là nói trực tiếp mà bằng cách nói gián tiếp, nó toát ra từ từng câu chữ, câu nói của bạn. Phải khiến họ tin rằng bạn luôn quan tâm đến vấn đề đó, bất cứ lúc nào vấn đề đó cũng tồn tại trong bạn. Nếu không làm được như vậy thì thư giới thiệu của bạn không có gì đặc sắc, không có gì hay ho.
Nêu bật kinh nghiệm, ý tưởng nghiên cứu:
Với những bạn xin học bổng Thạc sỹ, Tiến sỹ, kinh nghiệm, ý tưởng, công trình nghiên cứu, là không thể thiếu. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có công trình nghiên cứu, nhưng phải có ý tưởng.
Đây là cơ hội để phát triển ý tưởng của mình, chính vì vậy hãy tận dụng. Những người làm công tác tuyển sinh rất nhạy bén, vì vậy bạn chỉ cần nói qua vấn đề, không nhất thiết phải dài dòng.
Đưa ra mục tiêu sự nghiệp:
Một người kinh doanh không bao giờ đầu tư mà không có lãi. Nếu nhìn thấy tiềm năng từ bạn, họ mới đầu tư cho bạn, không mấy ai đầu tư mạo hiểm. Họ sẽ chỉ chọn những ai suất sắc nhất, những người có định hướng rõ ràng nhất.
Chính vì vậy, phải nói rõ định hướng, như khi học xong định ở lại hay về nước, định làm tư nhân hay nhà nước, hay làm cho một công ty xuyên quốc gia? Càng rõ ràng càng có lợi cho bạn.
Vì sao bạn “hợp” với trường?
Bạn phải chứng minh được rằng bạn hợp với trường. Không trường nào nhận một người không hợp tác, bạn phải chứng minh được rằng bạn hợp với trường này.
Ví dụ: Vì chương trình học được chia nhỏ, nó phù hợp với bạn, bạn thích cách giảng dạy đó; hay bạn là người sống hướng nội, bạn sẽ thích một môi trường hòa đồng, thân thiên, vui vẻ đầm ấm, giúp đỡ lẫn nhau và bạn thích cái môi trường đó. Họ sẽ hiểu rằng bạn quan tâm đến trường và đã tìm hiểu về trường. Và trường thu hút bạn.
Ngoài việc hợp với trường thì hợp với giáo sư là quan trọng hơn hết. Bạn cần tìm hiểu về các giáo sư dạy ở trường bằng cách vào trang web của trường đó, phần giáo sư giảng dạy, nghiên cứu về họ.
Bạn hãy nói: Tôi rất hy vọng, rất hân hạnh được học tập cùng giáo sư này, giáo sư kia… vì ông ý đang nghiên cứu công trình này và tôi cũng đã quan tâm từ rất lâu rồi...
Việc hợp với giáo sư của mình là rất quan trọng, vì sau này khi vào học bạn sẽ làm trợ giảng cho các giáo sư và việc bạn hợp với giao sư của mình sẽ ủng hộ cho việc trường đó có chọn bạn hay không.
Kết bài: Phải nổ
Phải nổ, không nổ họ sẽ không nhớ đến bạn. Mở bài tốt rồi, thân bài tốt rồi thì kết bài không được quá nhàm chán, với kết bài bạn phải khen về ngôi trường đó, về các điều tốt đẹp, nhưng phải khen một cách tính tế không được quá lộ liễu. Nên từ hay, nhưng phải ý nghĩa. Không nên dùng những từ mà ngay chính bạn cũng không hiểu hết nghĩa của chúng.
4 lưu ý
1. Ngắn gọn, súc tích. Nhiều trường chỉ cho mình 500 từ, bạn có thể viết dài hơn, tuy nhiên rất nhiều trường khó tính và họ sẽ loại ngay bạn.
2. Xây dựng thương hiệu cá nhân: Bạn phải nói được mình có 1 mối quan tâm riêng, nguồn gốc xuất xứ riêng, hãy chứng minh sự khác biệt của bạn. Làm được như vậy bạn đã thành công.
3. Sửa, sửa nữa , sửa mãi: Hãy quên đi kiểu viết 1 lần là đúng ngay, để viết tiểu luận 1 lần chuẩn luôn thì không phải là khó, hay rất khó mà là điều không tưởng.
Bạn phải viết nhiều lần viết xong, đi ngủ, đi chơi, xem phim thư giãn một tuần sau mở ra lại đọc lại, lại chỉnh sửa biết đâu lúc đó bạn lại có ý tưởng mới?
Viết xong, tuần sau lại mở lên đọc, lại chỉnh sửa, cho đến khi bạn phải nộp thì thôi, càng chỉnh sửa nhiều, càng chau suốt nhiều càng tốt.
4.Một lời khuyên duy nhất là “UNIQUE”: Dù thế nào đi nữa, muốn được chú ý thì phải độc nhất vô nhị, phải khác người. Có cái mà người khác không có thì nhà tuyển dụng sẽ để ý đến bạn.
Bên cạnh đó, phải sử dụng ngôn ngữ lịch sự để viết, không nên dùng tiếng lóng hay viết tắt để viết thư giới thiệu, điều đó sẽ gây khó chịu cho người đọc.