Theo một nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý Mỹ mang tựa đề Căng thẳng ở Mỹ, căng thẳng được công nhận rộng rãi như là phản ứng của cơ thể với các tình huống nguy hiểm.
Mặc dù mỗi người phản ứng với căng thẳng khác nhau, nhưng nó thường khiến chúng ta thở nhanh hơn, cơ bắp thắt chặt, tăng huyết áp và nhịp tim.
Tác giả cuốn sách bán chạy nhất của tiến sĩ Andrew Weil, Trường đại học Harvard (Mỹ), là người ủng hộ mạnh lợi ích của việc thực hành thở toàn diện trong việc chống lại sự căng thẳng và lo lắng.
Tiến sĩ Weil nói: "Thở mạnh ảnh hưởng đến sinh lý và suy nghĩ, bao gồm cả tâm trạng. Bởi chỉ cần tập trung chú ý vào hơi thở của bạn và không làm bất cứ điều gì, bạn có thể thư giãn".
Tiến sĩ Weil cũng là người ủng hộ kỹ thuật thở trước đây được gọi là bài thể dục "4-7-8”. Kỹ thuật này được nhiều người trên thế giới làm theo nhiều năm trước và từ đó đã trở thành chủ đề của vô số bài viết.
Dưới đây là bài thể dục “4-7-8” được nhắc trên tạp chí Time:
Đặt đầu lưỡi lên trên phần nướu sát với răng hàm trên. Giữ vị trí này suốt bài tập.
Thở ra hoàn toàn bằng miệng, khi thở ra hoàn toàn bằng miệng và với phần đầu lưỡi trên phần nướu sẽ tạo ra âm thanh whoosh.
Ngậm miệng lại và hít vào từ từ bằng mũi cùng lúc đếm từ 1 đến 4.
Giữ hơi thở cùng lúc đếm từ 1 đến 7.
Thở ra hoàn toàn bằng miệng và đếm từ 1 đến 8. Tạo ra một âm thanh Whoosh tương tự như bước 2.
Kết thúc bài tập đầu tiên. Lặp lại bài tập này hơn 3 lần.
Tóm lại bài tập này cần hít vào 4 nhịp, giữ hơi thở 7 nhịp và thở ra 8 nhịp. Bạn phải hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Giữ 4 nhịp hít vào sẽ cung cấp cho bạn nhiều oxy hơn.
Việc giữ 7 nhịp sẽ mang oxy đến các mạch máu và thở ra 8 nhịp sẽ làm chậm nhịp tim và phóng thích lượng lớn carbon dioxide ra khỏi phổi.