Đại lộ Thăng Long là một trong những công trình giao thông trọng điểm được Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội chọn là công trình hoàn thành chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Thủ tướng nhấn mạnh, Hà Nội tiếp tục đầu tư tổ chức quản lý giao thông hiện đại, có thêm nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. |
Đại lộ Thang Long có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía Tây Thủ đô, kết nối khu vực trung tâm với các chuỗi đô thị vệ tinh đang trong quá trình phát triển như Xuân Mai, Miếu Môn, Sơn Tây và các khu du lịch giầu tiềm năng như Ba Vì, Suối Hai, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam…
Đặc biệt, tuyến đường được coi là tiền đề cơ bản để phát triển khu vực Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc – một trong những dự án lớn, có tác động tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, Đại lộ có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội vì đây là con đường nằm ở vị trí đầu mối, nối đường Hồ Chí Minh với địa bàn Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh bạn.
Đối với ngành giao thông vận tải, công trình Đại lộ Thăng Long có ý nghĩa hiết sức quan trọng bởi đây là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam hoàn toàn bằng nội lực: do các kỹ sư, nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công bằng nguồn vốn trong nước.
Phát biểu tại lễ thông xe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội không chỉ là các hoạt động văn hóa mà còn là hoạt động khai trương các công trình trọng điểm để thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước.”
Thủ tướng nhấn mạnh, Hà Nội tiếp tục đầu tư tổ chức quản lý giao thông hiện đại, có thêm nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tăng cường quản lý tốt quy hoạch Thủ đô mở rộng mà trước hết là đại lộ Thăng Long.
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cho biết, tuyến đường này nối kết khu vực trung tâm với các chuỗi đô thị vệ tinh, đang trong quá trình phát triển như Xuân Mai, Miếu Môn, Sơn Tây và các khu du lịch giàu tiềm năng như Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ba Vì, Suối Hai…
“Việc đưa vào sử dụng toàn bộ dự án xây dựng mở rộng và hoàn thiện thiện đường Láng - Hòa Lạc và gắn biển đặt tên công trình là Đại lộ Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng trong dịp thành phố đang tổ chức Đại lễ,” ông Thảo cho hay.
Đặc biệt tuyến đường được coi là tiền đề cơ bản để phát triển Khu Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, một trong những dự án lớn, có tác động lớn tới kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mở rộng Thủ đô Hà Nội về phía Tây và Tây Nam, tạo ra một Thủ đô hiện đại và văn minh.
Đại lộ Thăng Long là đại lộ dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, có chiều dài 29,264 km, điểm đầu là Km1+800 (giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng-Hòa Lạc tại nút giao Trung Hòa) và điểm cuối là nút giao Hòa Lạc Km31+064 (giao cắt với QL21-đường Hồ Chí Minh), tổng mức đầu tư dự án là 7.527 tỷ đồng.
Chiều rộng tuyến đường là 140m bao gồm: hai dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); hai dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa hai đường cao tốc rộng 20m; hai dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị...
Trên tuyến đường có 51 cầu vượt sông, vượt nút giao, ba nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tuyến đường được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị.
Đại lộ Thăng Long được tính bắt đầu từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Trần Duy Hưng đi qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất đến ngã tư giao với đường Quốc lộ 21-đường Hồ Chí Minh.
Quang Anh