Rét đậm, rét hại kéo dài tới ngày 7/2

GD&TĐ - Đợt rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế tiếp tục kéo dài đến khoảng ngày 7/2 với nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 8-11 độ, vùng núi 5-8 độ, vùng núi cao dưới 3 độ.

Đèo Ô Quý Hồ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) chìm trong băng giá. Ảnh: VGP
Đèo Ô Quý Hồ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) chìm trong băng giá. Ảnh: VGP

Hiện nay (4/2), bộ phận không khí lạnh đã báo ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều và tối nay, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Trung Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế trời tiếp tục rét đậm, rét hại; vùng núi cao có băng giá và sương muối; nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 8-11 độ, vùng núi 5-8 độ, vùng núi cao dưới 3 độ. Đợt rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế tiếp tục kéo dài đến khoảng ngày 7/2. Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, băng giá ở vùng núi, vùng núi cao: Cấp 1-2.

Hà Nội trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.

Ở vịnh Bắc Bộ từ chiều tối nay gió đông bắc lại mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Trong 2 ngày tới, ở vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, Nam Bộ, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2-3m; biển động mạnh; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 3-4m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh: Cấp 1.

Theo Chinhphu.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.