Phối hợp truyền thông với các đài truyền hình phòng, chống bạo lực học đường

GD&TĐ - Sáng nay (26/3), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã dự lễ kí kết biên bản ghi nhớ 3 bên giữa Bộ GD&ĐT - Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục - Kênh VTV7 (Đài Truyền hình Việt Nam) và Đài Truyền hình giáo dục EBS (Hàn Quốc) về việc phối hợp truyền thông phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV Việt Nam.

Lễ kí kết biên bản ghi nhớ bên giữa Bộ GD&ĐT - Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình giáo dục EBS.    Ảnh: Bá Hải
Lễ kí kết biên bản ghi nhớ bên giữa Bộ GD&ĐT - Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình giáo dục EBS. Ảnh: Bá Hải

Cùng dự và chứng kiến tại lễ kí kết có ông Trần Bình Minh – Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, ông Myung Joong Kim – Tổng Giám đốc Đài Truyền hình EBS, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế - AIC, đơn vị hỗ trợ kinh phí tổ chức sản xuất chương trình truyền hình và các hoạt động tập huấn, tổ chức sự kiện trong khuôn khổ hợp tác.

Theo nội dung biên bản ghi nhớ, ba bên sẽ phối hợp tổ chức sản xuất các chương trình phát sóng liên quan đến truyền thông xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường; xây dựng môi trường sư phạm và văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục của Việt Nam; giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật đối với HSSV.

Đài Truyền hình giáo dục EBS sẽ cung cấp các chuyên gia, kịch bản và các ấn phẩm truyền thông liên quan cho Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục – Kênh VTV7. Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục – Kênh VTV7 tổ chức sản xuất, Việt hóa và hoàn thiện các sản phẩm đủ điều kiện để phát sóng, hỗ trợ truyền thông.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Bá Hải
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Bá Hải 

Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) và Đài Truyền hình giáo dục EBS tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn để giới thiệu các mô hình, phương pháp phòng chống bạo lực học đường hiệu quả; giáo dục đạo đức, lối sống hiệu quả của Hàn Quốc cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, phụ trách công tác HSSV trong các cơ quan quản lý giáo dục, trường học của Việt Nam. Tổ chức giao lưu, trao đổi tìm hiểu văn hóa, trao đổi HSSV giữa các trường học Hàn Quốc và Việt Nam.

Phối hợp giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm các nội dung liên quan về các hoạt động giáo dục nói chung, về hoạt động của HSSV; 3 bên thúc đẩy tăng cường năng lực của mỗi Bên và các đối tác liên quan thông qua các hoạt động giáo dục và đào tạo;

Trao đổi tài liệu giáo dục và các biện pháp hợp tác khác phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của các bên. Ba bên tổ chức thường xuyên các hoạt động trao đổi thông tin, bồi dưỡng tập huấn đội ngũ liên quan để cùng nhau làm tốt nhiệm vụ truyền thông.

Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV sẽ đưa ra các nội dung định hướng truyền thông theo từng giai đoạn, gắn với việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.

Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế - AIC hỗ trợ kinh phí chuyển giao các chương trình, giáo trình, tổ chức các sự kiện; kinh phí cho các khoá đào tạo giáo viên trong nước và đưa giáo viên, các liên đội trưởng các trường đi học tập các mô hình thành công tại Hà Quốc.

Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Bộ đang tích cực chỉ đạo công tác phòng, chống bạo lực học đường, một trong những vấn đề có tính chất toàn cầu. Hàn Quốc nói chung và đài truyền hình EBS nói riêng rất có kinh nghiệm trong việc xây dựng các chương trình truyền hình phòng, chống bạo lực học đường.

Bộ trưởng bày tỏ lời cảm ơn đến ông Myung Joong Kim – Tổng Giám đốc Đài Truyền hình EBS, sẵn sàng chuyển giao công nghệ nội dung để Việt Nam tham khảo; Đồng thời mong rằng sau lễ kí kết này, VTV sẽ cùng với Bộ GD&ĐT và Đài EBS sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.